Chủ nhật, 24/09/2023, 14:53

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức và sự kiện Vấn Đề Sự Kiện

Tổng kiểm soát phương tiện: Nếu thường xuyên làm nghiêm, cần gì 'ra quân'?

Nhiều người cho rằng, việc thực hiện tổng kiểm soát này theo "mùa vụ", chỉ có tác dụng trong thời điểm đó. Còn nếu làm thường xuyên, xử lý nghiêm thì không cần đến các đợt "ra quân"...

Những ngày qua, từ khi Cục CSGT (C08 – Bộ Công an) thực hiện tổng kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ (từ 15/5 đến ngày 14/6), đã làm nảy sinh những luồng dư luận khác nhau trong xã hội.

Đa phần dư luận đều khẳng định, hoạt động này rất cần thiết, đúng đắn vì một xã hội văn minh, tuy nhiên thời điểm áp dụng đợt tổng kiểm soát này diễn ra ngay sau khi Chính phủ và người dân cả nước vừa dồn toàn lực "chiến đấu và khống chế" đại dịch Covid-19, hầu hết doanh nghiệp và người dân đang phải “gượng dậy” sau thời gian khó khăn, thì nhiều người cho rằng chưa phù hợp.

tong kiem soat phuong tien neu thuong xuyen lam nghiem can gi ra quan
Cảnh sát giao thông được phép dừng các phương tiện (ảnh minh họa)

Ông Bằng - chủ một doanh nghiệp vận tải ở Hà Nội cho biết: “Những ngày bình thường lực lượng chức năng vẫn tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm thường xuyên liên tục. Chính vì vậy theo tôi, việc thực hiện đợt tổng kiểm soát vào thời điểm này cũng nên tính toán lại”.

Nếu bình thường làm nghiêm minh thì có cần đến tổng kiểm soát?

Theo ông Bằng, nếu chỉ là kiểm tra đơn thuần thì sẽ không sao, nhưng nếu có hiện tượng sách nhiễu, hạch sách, gây cản trở, làm mất thời gian của người dân thì rất đáng lo.

“Đôi khi một chặng đường chở khách của chúng tôi qua một tỉnh, bị mấy chốt dừng kiểm tra dẫn tới việc mất thời gian, hành khách cảm thấy rất phiền toái... Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm là công việc thường xuyên, liên tục mà ngành chức năng phải làm hàng ngày, hàng giờ, vậy có cần thiết phải đưa ra một chiến dịch tổng kiểm tra hay không? Hết tổng kiểm tra thì thôi không kiểm tra nữa sao?”, ông Bằng nhấn mạnh.

Ông Bằng cũng cho rằng: “Việc kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là điều thường xuyên phải làm, không nhất thiết phải tổng kiểm tra làm gì cho tốn kém. Đợt tổng kiểm tra theo Nghị định 100 vừa mới kết thúc thì nay lại tổng kiểm tra, gây ra phiền toái rất lớn”.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Công (35 tuổi, lái xe tải quê Phú Thọ) cho biết, cả nước như vừa trải qua một "cuộc chiến" mang tên Covid-19 khiến người dân sức cùng lực kiệt, chưa kịp khôi phục lại hoạt động sản xuất. Từ khi tổng kiểm soát, mỗi khi thức dậy phải đi ra đường đi làm kiếm sống, người dân lại có cảm giác rất lo lắng, bất an.

tong kiem soat phuong tien neu thuong xuyen lam nghiem can gi ra quan
CSGT đo nồng độ cồn của lái xe.

Anh Công làm nghề lái xe tải từ Phú Thọ lên Hà Nội mưu sinh, sau khoảng thời gian dài phải nghỉ do dịch, nay mới được hoạt động trở lại. Hoạt động kinh doanh, sản xuất dần mới khôi phục nhưng vẫn còn rất chậm khiến cho công việc của anh Công ít hơn hẳn so với những ngày trước khi có dịch.

“Phí đường bộ tăng, CSGT làm thế thì người dân chúng tôi rất khổ như 1 cổ 2 tròng. Mấy ngày nay chúng tôi đi lại liên tục bị các trạm, các chốt và các tổ lưu động dừng kiểm tra rất phiền toái, mất thời gian, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của chúng tôi. Bấy lâu nay, hoạt động kiểm soát của lực lượng chức năng vẫn diễn ra bình thường trên đường, đâu nhất thiết cứ phải tổng kiểm soát làm gì. Mặc dù việc làm này là cần thiết để kiểm soát chất ma túy, những đối tượng côn đồ, say xỉn,... nhưng nếu bình thường làm nghiêm minh thì chẳng cần đến tổng kiểm soát vẫn đạt hiệu quả”, anh Công cho hay.

tong kiem soat phuong tien neu thuong xuyen lam nghiem can gi ra quan
Tài xế Nguyễn Văn Công.

Theo anh Công, thực tế sau những đợt tổng kiểm soát hô hào rất kêu nhưng đâu lại vào đó, ví dụ như Nghị định 100, tới nay người dân vẫn uống rượu bia nhan nhản,...

“Theo tôi nên chăng chúng ta thực hiện nhiệm vụ như bình thường, chặt chẽ, minh bạch thì đạt hiệu quả nhanh chóng, người dân lại nể trọng. Việc thực hiện tổng kiểm soát này như làm theo mùa vụ, chỉ có tác dụng hiệu quả trong vòng ít ngày thực hiện sau đâu lại vào đó. Vậy vấn đề mấu chốt không phải là tổng kiểm soát mà là cách thực hiện”, anh Công nói.

Cần có biện pháp đồng bộ

Ông Hoàn (41 tuổi nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, hậu quả của dịch Covid-19 vô cùng lớn và đánh giá hậu quả của nó cũng chưa thể trong ngày một ngày hai. Theo Chính phủ thì điều quan trọng nhất lúc này là sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, từ đó khôi phục lại nền kinh tế.

“Theo quan điểm của tôi, thời điểm này thực hiện đợt tổng kiểm soát giao thông là chưa phù hợp. Tất nhiên, những nhà quản lý có nhiều cách để quản lý tình hình giao thông chứ không phải kế hoạch tổng kiểm soát là phương pháp quản lý duy nhất”, ông Hoàn cho hay.

Theo ông Hòan, những nhà quản lý nên cân nhắc tính thời điểm của kế hoạch. “Cho đến thời điểm này không ai có thể khẳng định rằng chúng ta đã chiến thắng dịch Covid-19. Chúng ta đã qua hơn 30 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng Chính phủ vẫn đang tập trung xử lý việc đưa những người Việt Nam ở nước ngoài muốn về nước theo nhu cầu chính đáng của họ. Điều đó cho thấy ngành y và các ngành chức năng của chúng ta vẫn đang phải đối phó với việc cách ly và điều trị cho những ca mắc,... Đặc biệt thời điểm này nên dồn sức vào các biện pháp hồi phục nền kinh tế, trong đó nên tạo điều kiện cho người dân khôi phục sản xuất như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.

Ông Hoàn cho rằng, muốn khôi phục hoạt động sản xuất hàng hóa thì khâu lưu thông, phân phối đóng vai trò rất quan trọng, nếu khâu này bị ảnh hưởng thì sẽ kéo theo nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

tong kiem soat phuong tien neu thuong xuyen lam nghiem can gi ra quan
CSGT kiểm tra nồng độ cồn.

“Tất nhiên, không phải vì thế mà tôi ủng hộ những vi phạm của người tham gia giao thông. Tuy nhiên chúng ta phải thừa nhận là cuộc sống không thể kéo dài những cuộc kiểm tra liên tục 24/7 được. Chúng ta nên đặt cuộc tổng kiểm soát này vào giai đoạn khác phù hợp hơn vì áp dụng ở giai đoạn này sẽ không tạo điều kiện thúc đẩy cho nền kinh tế. Ở mỗi thời điểm, chúng ta nên đặt ra những vấn đề cần ưu tiên. Hiện nay, ưu tiên hàng đầu là phục hồi lại nền kinh tế chứ không nên thực hiện kế hoạch tổng kiểm soát giao thông”, ông Hoàn nhấn mạnh.

Theo ông Hoàn, người dân trong xã hội không đồng tình với những hành vi, vi phạm giao thông và đều mong muốn ý thức giao thông được nâng cao, từ đó đẩy lùi vi phạm giao thông, giảm thiệt hại về người và của.

“Theo tôi, việc thực hiện tổng kiểm tra và được dừng bất kỳ phương tiện nào, kể cả không có dấu hiệu vi phạm, rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lưu thông, trong đó có hàng hóa”, ông Hoàn cho biết.

Ông Hoàn nhấn mạnh thêm, nếu như phát hiện được vi phạm là điều hữu ích, nhưng chúng ta không thể chắc chắn tất cả các xe dừng lại đều vi phạm. “Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho những chiếc xe không vi phạm kia, ảnh hưởng đến quá trình lao động sản xuất của họ. Nếu như ở thời điểm bình thường là một câu chuyện khác, nhưng ở giai đoạn này tôi vẫn nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là khôi phục lại sản xuất, hồi phục lại nền kinh tế”.

Cuối cùng ông Hoàn cho rằng, cơ quan quản lý cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ để giữ gìn trật tự an toàn giao thông chứ không thể dựa vào một biện pháp này hay một cách làm kia.

“Khoa học đã chứng minh chúng ta không thể cứ phạt thật nặng thì có thể giảm được vi phạm mà cần phải làm đồng bộ tất cả khâu. Cần quản lý tốt hơn đội ngũ cán bộ trong quản lý giao thông, làm trong sạch bộ máy vì đâu đó vẫn phát hiện cán bộ tiêu cực như bảo kê hay tham nhũng vặt,... Cần nâng cấp hạ tầng giao thông,... đồng bộ với nhau sẽ cho kết quả tích cực, chứ không nên trông chờ vào một biện pháp. Một biện pháp không thể lập lại trật tự của cả một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm như lĩnh vực giao thông đường bộ”, ông Hoàn nói.

PV

Theo VOV

Cùng chuyên mục

Nhận diện rõ hơn các hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ

Nhận diện rõ hơn các hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ

DNTH: Để giải quyết triệt để bổ nhiệm cán bộ không khách quan, vụ lợi, mới đây, Bộ Chính trị ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Nhân dân Bắc Giang đã nỗ lực đoàn kết, quyết tâm cao, cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường

Nhân dân Bắc Giang đã nỗ lực đoàn kết, quyết tâm cao, cần phát huy...

DNTH: Chiều 12/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về kết quả triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, những tháng đầu năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới và các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thang máy Việt Nam

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thang máy Việt Nam

DNTH: Ngày 13.7, tại Hà Nội, Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thang máy Việt Nam” do Hiệp hội Thang máy Việt Nam, nhà tài trợ Kim Cương – Gama Service, nhà tài trợ Vàng – GamaLift và nhà đồng tài trợ Thiên Nam Elevator tổ chức. Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Lê Văn Thành dự và phát biểu tại Hội thảo.
Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu và nhân văn

Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu và nhân...

Ban Bí thư yêu cầu: Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để người làm báo nhận thức sâu sắc làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng...Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại, vì lợi ích của đất nước và nhân dân.
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Để hoàn thành cùng một nhiệm vụ, cùng khối lượng công việc, trước yêu cầu ngày càng cao của Quốc hội cũng như cử tri, nam giới nỗ lực một thì nữ giới phải nỗ lực gấp nhiều lần mới có thể đảm đương tốt vai trò của mình và được thừa nhận. Khẳng định điều này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại LÊ THU HÀ cho rằng, để nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ, trong đó có nữ ĐBQH, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế về bình đẳng giới nhằm tạo cơ sở pháp lý và bộ máy triển khai các biện pháp nâng cao quyền năng cho phụ nữ.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lọt top 50 nhà quản trị có tầm ảnh hưởng của thế giới

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lọt top 50 nhà quản trị có tầm ảnh hưởng...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng có mặt trong danh sách 50 nhà quản trị có tầm ảnh hưởng của thế giới, do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và tổ chức Apolitical bình chọn.
Chuyện cánh chim, cây tre trong ngoại giao Việt Nam

Chuyện cánh chim, cây tre trong ngoại giao Việt Nam

DNTH: Mùa Xuân, khởi đầu của dự định vươn cao, bay xa ra năm châu, bốn biển, mùa tưởng nhớ, hướng về cội nguồn của cộng người Việt Nam ở nước ngoài... Nhiều thứ gợi lên những suy tưởng về ngoại giao Việt Nam.
Không được chủ quan, lơ là, tập trung vào 13 nhiệm vụ trọng tâm, nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra

Không được chủ quan, lơ là, tập trung vào 13 nhiệm vụ trọng tâm, nỗ...

DNTH: Chính phủ ban hành Nghị quyết số 85/NQ-CP về hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022.