Trách nhiệm với tài nguyên nước

15:35 | 24/03/2020

DNTH: Tiếng chuông cảnh báo nguy cơ biến đổi khí hậu đã được gióng lên trên thế giới từ hơn một thập kỷ nay và ngày càng trở nên khẩn cấp, giục giã hơn. Hậu quả của nó đã và đang hiển hiện rõ rệt với những biến đổi bất thường, khó lường.

Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như những năm gần đây khi nhiều dòng sông bị suy thoái, nước trong các ao, hồ cạn kiệt vào mùa khô. Nhiều con sông, đoạn sông đang “chết” dần vì ô nhiễm, cạn kiệt ở hạ lưu sông do các công trình thủy điện, thủy lợi trong khi nguồn nước ngầm ngày càng suy giảm do khai thác quá mức. Hạn mặn diễn ra khắp nơi trong tiếng thở dài của người dân vựa lúa “chín rồng”… Cũng chính trong bối cảnh đó, chúng ta nhận thấy tài nguyên nước đang ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững.

Các kết quả nghiên cứu gần đây ở Việt Nam dự báo, tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025 chỉ bằng khoảng 96%. Đến năm 2070, xuống còn khoảng 90% và năm 2100 chỉ còn khoảng 86% so với hiện nay. Lượng nước mặt bình quân đầu người ở nước ta hiện nay đạt khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu tính tổng lượng tài nguyên nước sông ngòi ở Việt Nam (kể cả nước từ bên ngoài chảy vào) thì bình quân đạt 10.240 m3/người/năm. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay, đến năm 2025, lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở nước ta chỉ đạt khoảng 2.830 m3/người/năm. Tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào thì bình quân đạt 7.660 m3/người/năm.

Trách nhiệm với tài nguyên nước

Khai thác nước ngầm. Ảnh : Internet

Nếu xét theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, chỉ tính riêng lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ, ở thời điểm hiện nay, nước ta đã thuộc số các quốc gia thiếu nước và Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần. Để tránh một cuộc khủng hoảng sâu rộng trong tương lai, có lẽ cách khả dĩ nhất là chúng ta phải đánh giá lại cách thức sử dụng, phân bổ nguồn nước và đưa ra những quyết định có ý nghĩa chiến lược về nước theo hướng chuyển từ mở rộng nguồn cung sang hạn chế nhu cầu.

Nghĩa là, thay vì tiếp tục làm cạn kiệt nguồn nước tìm cách vay thêm từ "ngân hàng nước", chúng ta cần sử dụng tiết kiệm khoản đã vay, điều chỉnh nhu cầu của mình cho phù hợp với nguồn cung nước có hạn, đang bất ổn và dần bị thu hẹp. Đó là trách nhiệm đối với tương lai. Còn hôm nay, trong bối cảnh, cả thế giới đang gồng mình để chống chọi với đại dịch COVID-19, một trong những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là rửa tay.

Vì thế, nước lúc này đóng vai trò vô cùng quan trọng là rửa trôi những vi trùng, vi khuẩn, virus còn dính lại trên các vật dụng, cơ thể, để thanh lọc môi trường không khí của chúng ta. Rõ ràng nước và không khí luôn luôn song hành và không thể tách rời đối với mỗi cơ thể sống. Nước là tài nguyên quý giá nhất của nhân loại - Chúng ta phải sử dụng nó một cách có trách nhiệm hơn. Chúng ta phải cân bằng tất cả các nhu cầu về nước của xã hội trong khi vẫn đảm bảo những người nghèo nhất, những đối tượng yếu thế không bị bỏ lại phía sau.

Trung Kiên

Theo https://vietnamhoinhap.vn/article/trach-nhiem-voi-tai-nguyen-nuoc---n-28265

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân

Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...

Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường

Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.

Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo

Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...

Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh

Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.

Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa

Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...

Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”

DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...

XEM THÊM TIN