Thứ hai, 25/09/2023, 20:54

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Tài chính ngân hàng

Trái phiếu chính phủ vẫn hấp dẫn dù đối diện 'bóng ma' lạm phát

Mặc dù lưu tâm đến rủi ro lạm phát, VCBS cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ sớm đảo chiều và trong dài hạn, lợi suất giảm vẫn sẽ là xu hướng chính.
Trái phiếu chính phủ vẫn hấp dẫn dù đối diện 'bóng ma' lạm phát
Trái phiếu chính phủ vẫn hấp dẫn dù đối diện 'bóng ma' lạm phát

Tổng cục thống kê gần đây đã công bố báo cáo tình hình kinh tế tháng 2 năm 2021. Trong đó, điểm nhấn chính là hoạt động xuất nhập khẩu với mức tăng trưởng 24,5%. Cụ thể, mức tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu lên tới 23,2%.

Trong khi đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng 7,4%, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm trước. Đồng thời, chỉ số PMI tháng 2 tăng nhẹ lên 51,6 điểm, đánh dấu sự mở rộng của ngành sản xuất tháng thứ 3 liên tiếp, cho thấy Chính phủ vẫn đang quyết liệt với việc thực hiện mục tiêu kép, bất chấp dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,52 % (cùng kỳ năm 2020 tăng 5,4%).

Dựa trên những tín hiệu tích cực trên, trong báo cáo thị trường trái phiếu tháng 2/2021 công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo tăng trưởng GDP trong quý I của Việt Nam có thể đạt 5%- 5,5%.

Về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước, cao hơn đáng kể so với mức kỳ vọng của thị trường. Điều này được lý giải do tháng 2 là tháng Tết Nguyên đán, ghi nhận nhu cầu gia tăng từ người tiêu dùng. Thêm vào đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng. Mặc dù vậy, khi so sánh chỉ số giá tiêu dùng với tháng 2 năm ngoái, CPI chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của VCBS, ở giai đoạn này, kỳ vọng lạm phát năm 2021 có xu hướng tăng lên khi có các quan sát cho thấy sự tương đồng về xu hướng tăng giá hàng hóa giữa thập niên 2000 và thập niên 2020.

Về chính sách điều hành, trong bối cảnh hiện nay, VCBS kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt và duy trì thanh khoản hệ thống dồi dào.

"Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ còn dư địa giảm thêm trong bối cảnh lãi suất huy động đã giảm khá trong khoảng 1 năm trở lại đây. Trong tháng vừa qua nhiều ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ về lãi suất cho vay nhằm đồng hành với doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh". VCBS cho hay, đồng thời đánh giá thời điểm hiện tại vẫn còn dư địa giảm với cả lãi suất huy động và cho vay.

Công ty chứng khoán này giữ nguyên dự báo rằng các chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì ít nhất cho tới năm 2022 đối với nhiều ngân hàng trung ương lớn khi mục tiêu ưu tiên của giai đoạn này vẫn sẽ là hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau dịch bệnh.

Trong tháng 2, một số yếu tố mới đã có tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư, theo đó làm chững lại đà giảm của lợi suất trái phiếu. Cụ thể, từ thị trường thế giới, lợi suất trái phiếu Mỹ đã tăng đáng kể, đạt mức cao nhất trong một năm qua. Trong nước, lãi suất trái phiếu chính phủ cũng đã giảm khá sâu và chưa trải qua nhịp điều chỉnh đáng kể nào. Do đó, tâm lý các thành viên khá nhạy cảm với các thay đổi kinh tế vĩ mô d chỉ ở mức kỳ vọng.

Giai đoạn này, VCBS lưu tâm đến rủi ro lạm phát khi trong bối cảnh giá hàng hóa tăng mạnh trên thị trường thế giới. Công ty chứng khoán này nhìn thấy nhiều sự tương đồng với giai đoạn giá hàng hóa tăng mạnh trong thập niên 2000. Tuy vậy ở thời điểm này sự khác biệt đến từ việc xu hướng chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương được dự báo tiếp tục được duy trì. Kèm theo đó, yếu tố dịch bệnh đã tạo ra những tác động bất thường đối với cung cầu.

Trong dài hạn, VCBS duy trì quan điểm xu hướng giảm vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, khi chưa có sự thay đổi đối về chính sách tiền tệ toàn cầu. Ngay trong cuộc điều trần ngày 23/2, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Jerome Powell đã tái khẳng định thông điệp về mặt bằng giai đoạn lãi suất thấp cho tới khi đạt tới sự hiệu quả ở cả hai yếu tố lạm phát và lao động. Theo đó, xu hướng tăng giá tài sản trên thế giới vẫn chưa chấm dứt.

Như vậy, mặc dù lưu tâm đến rủi ro lạm phát, VCBS cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận lợi suất sẽ sớm đảo chiều do thập niên 2020 đã có các điểm khác biệt căn bản với giai đoạn những năm 2000. Do đó, trong ngắn hạn, vào tháng 3, lợi suất trái phiếu có thể dao động đi ngang, thậm chi chịu áp lực tăng nhẹ. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng chính vẫn là xu hướng giảm trong dài hạn.

Trong tháng 2, khối ngoại mua ròng 1.328 tỷ đồng trên thị trường trái phiếu chính phủ. Thị trường thường ghi nhận giao dịch khối ngoại tăng khá trong đầu năm và năm nay tiếp tục ghi nhận xu hướng này. Theo VCBS, điều này cho thấy nhà đầu tư ngoại đặt niềm tin vững chắc vào tài sản phi rủi ro ở những quốc gia đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô và cùng lúc kiểm soát được dịch bệnh như Việt Nam.

Minh Tâm

Theo vietnamfinance

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tiền gửi dân cư xuống thấp trong “lịch sử thống kê”

Tăng trưởng tiền gửi dân cư xuống thấp trong “lịch sử thống kê”

DNTH: Dữ liệu thống kê cho thấy tăng trưởng tiền gửi của dân cư đã rơi xuống mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Cổ phiếu mạnh bị xả hàng, VN-Index mất hơn 56 điểm

Cổ phiếu mạnh bị xả hàng, VN-Index mất hơn 56 điểm

Ngay từ đầu phiên 5-2, hàng loạt cổ phiếu lớn đã bị bán mạnh, kéo các chỉ số trên hai sàn TP HCM và Hà Nội đồng loạt lao dốc.
Bộ Tài chính: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có trách nhiệm đến cùng với các khoản nợ

Bộ Tài chính: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có trách nhiệm...

DNTH: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải có trách nhiệm đến cùng với các khoản nợ và không chuyển trách nhiệm, rủi ro của doanh nghiệp thành trách nhiệm, rủi ro của nhà nước.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài chính khu vực nông thôn

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài chính khu vực nông thôn

DNTH: Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Khoa Tài chính (Học viện Ngân hàng), khu vực nông thôn - khu vực đầy tiềm năng ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam cho phát triển dịch vụ Fintech nhưng lại đang bị bỏ ngỏ, trong khi các sản phẩm dịch vụ tài chính được cung cấp khá đa dạng ở khu vực thành thị.
Tuổi 29, VPBank đang ở đâu trên bản đồ ngân hàng Việt Nam

Tuổi 29, VPBank đang ở đâu trên bản đồ ngân hàng Việt Nam

DNTH: Chỉ là một ngân hàng nhỏ khi mới thành lập cách đây 29 năm, thông qua việc không ngừng xác lập những kỷ lục và đột biến, VPBank đã vươn lên nhóm dẫn đầu toàn ngành ngân hàng trên mọi chỉ tiêu, từ quy mô vốn, thu nhập hoạt động, lợi nhuận cho tới số hóa, tự động hóa.
Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 quý phải đạt tối thiểu 75% cả năm chỉ là …hiểu nhầm!

Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 quý phải đạt tối thiểu 75% cả...

Theo bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Kê khai và Kế toán thuế, Tổng cục thuế, việc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 quý phải đạt tối thiểu 75% cả năm theo Nghị định 126 chỉ là …hiểu nhầm!
Xây dựng thị trường chứng khoán thống nhất, chuyên nghiệp, phát triển vững mạnh, hiệu quả

Xây dựng thị trường chứng khoán thống nhất, chuyên nghiệp, phát...

DNTH: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn ngành Chứng khoán nói chung và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam nói riêng phát huy thành tích, phấn đấu, nỗ lực cao hơn nữa, hãy đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém để thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm và phải làm tốt hơn để thị trường chứng khoán lành mạnh, chất lượng.
Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang "bóp cổ" khách hàng vay vốn?

Ngân hàng lãi lớn bất chấp Covid-19: Liệu các nhà băng có đang "bóp...

Trong khi lãi suất huy động xuống thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ thì lãi suất cho vay vẫn neo cao, thậm chí gấp đôi so với lãi suất huy động.