Trái tim nóng và cái đầu lạnh trong nghề báo

08:37 | 02/12/2018

DNTH: Làm báo không dễ, làm báo giỏi lại càng khó. Làm nghề với tất cả nhiệt huyết của một trái tim nóng nhưng phải luôn giữ được tỉnh táo trước đủ mọi cám dỗ bằng một cái đầu lạnh là điều kiện tiên quyết của một nhà báo giỏi.

Khi trái tim lạnh và cái đầu nóng

Ông cha ta vẫn dạy “Cả giận mất khôn” ý nói tới việc khi giận dữ, không làm chủ được bản thân thì sẽ mất lý trí, dễ làm sai, làm hỏng. Hay gần đây nhiều người hay nói “Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” với hàm ý có lòng nhiệt tình cũng phải có lý trí, tri thức và cái tâm nếu không làm việc gì cũng thành phá hoại cả. Trái tim nóng và cái đầu lạnh xét đến cùng là nói tới cái tâm và cái tầm. Hai nội dung này quan hệ biện chứng với nhau. Xét trong mọi ngành nghề nói chung và nghề báo nói riêng thì cả hai nội dung ấy đều quan trọng tới nhường nào.

Chính vì lẽ ấy mà trong nghề báo, khi trái tim nóng, cái đầu lạnh lại trở thành trái tim lạnh, cái đầu nóng thì nguy hiểm biết bao. Một số nhà báo khi bước chân vào nghề đã sớm xác định nghề báo là công cụ kiếm tiền. Cái đầu nóng chỉ bừng bừng ý nghĩ làm sao “chọc” được chỗ này, chỗ kia; “hạ bệ” ông này, ông kia để lấy uy danh và kiếm tiền. Trái tim lạnh lẽo đóng băng cái tâm của người làm báo. Thay vì làm báo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì cái tâm lệch lạc đã bẻ cong ngòi bút. Thậm chí quy chụp, viết bừa viết bậy, thay vì sử dụng thông tin để đưa tới người đọc thì lại sử dụng cho việc dọa dẫm vòi tiền, lợi ích.

Nếu không lợi dụng nghề thì trái tim lạnh và cái đầu nóng cũng trở thành cản lực cho nhiều nhà báo. Lúc nào cũng đòi hỏi bản thân phải viết được nhiều bài hay, đi nhiều nơi nhưng nhiệt huyết lại không có. Một cơn mưa, một ngày nắng cháy, một quãng đường xa cũng ngại lên đường; sợ mất quyền lợi bản thân mà thôi không viết, đẩy phần thiệt thòi về người dân dù rằng đã làm việc lấy thông tin. Vậy là cái tâm không được trọn vẹn.

Nhà báo trước khi phóng chiếu cho xã hội thấy về một vấn đề, có khi nào tự hỏi liệu mình đã cố gắng đến gần nhất sự thật chưa? Và có cần chỉ “đẩy tới” cho bạn đọc thật nhiều những sự thật trần trụi, những mảng tối đen để gây sốc, mà lãng quên, bỏ đi nhiều mảng sáng quanh nó?.

Mang tới cho độc giả những gì trung thực nhất, đáp ứng nhu cầu thông tin độc giả là nguyên tắc nghề nghiệp mà mỗi người làm báo phải nằm lòng. Nhưng như thế đâu có phải là tác nghiệp bằng mọi giá, giẫm đạp lên những quy chuẩn đạo đức về tình người. Mỗi nhà báo, bên cạnh cái đầu “lạnh” vẫn phải giữ được một trái tim “nóng” để biết chia sẻ, cảm thông, biết dừng lại trước những nỗi đau của nhân vật.

Giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng

Sứ mệnh quan trọng của báo chí là định hướng dư luận, tạo niềm tin cho công chúng và hướng công chúng đến những giá trị chân thiện mỹ. Trong những lúc người dân chưa biết tin vào đâu, thông tin nào là chính xác, vai trò của báo chí là phải lấp đầy khoảng trống này, cung cấp cho công chúng thông tin chính xác từ nguồn tin cậy, được kiểm chứng một cách khách quan.

Điều đó đòi hỏi người làm báo phải có một trái tim nóng để có thể xông pha vào những điểm nóng, đề tài khó, những nơi nguy hiểm nhưng cũng cần có một cái đầu lạnh, đủ tỉnh táo để nhận ra những phần “chìm” ở đằng sau mỗi một thông tin “nổi”. Ngoài trau dồi kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp, hơn lúc nào hết, đạo đức của nghề báo lại càng phải được đặt lên hàng đầu trong tình hình nhiễu loạn thông tin hiện nay. Bên cạnh các chuẩn mực về độ chính xác, về tính khách quan thì một điều không thể thiếu là tin đó có ích gì cho bạn đọc không.

Làm báo phải yêu nghề. Nếu không yêu nghề thì nhiệt tình làm báo chỉ dừng ở mức tròn vai, hoàn thành định mức, sẽ rất khó mong mỏi được một tác phẩm mà mình ưng ý nhất. Cái đầu lạnh hay cái tâm sẽ giữ nhà báo vững vàng trước mọi cám dỗ; lấy và xử lý thông tin đúng, đủ, chính xác.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đối với bản thân báo chí, bản thân người làm báo cũng phải có tính chiến đấu mới làm báo tốt được. Viết một bài báo mà loại được những yếu tố cá nhân cũng là một cuộc đấu tranh” (Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia). Như vậy đủ thấy rằng loại bỏ yếu tố cá nhân chính là giữ được cái tâm trong sáng. Hay như nhà báo lão thành Hữu Thọ nhấn mạnh phải có lòng trong, bút sắc. Tất nhiên để giữ được cái đầu lạnh cũng còn cần lắm kinh nghiệm làm nghề. Nhưng suy cho cùng khi đã tâm niệm, giữ vững tôn chỉ cái đầu lạnh và trái tim nóng thì chắc chắc làm nghề sẽ vững vàng./.

VNHN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên

Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...

Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam

Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.

75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ

Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

XEM THÊM TIN