Trạm trộn bê tông dã chiến có phớt lờ vấn đề bảo vệ môi trường
12:58 | 29/03/2022
DNTH: Nằm bên cạnh trục đường quốc lộ 7 đoạn chạy qua xã Chi Khê huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, từ ngày khởi công dự án Trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối. Trạm bê tông dã chiến cùng được mọc lên để phục vụ dự án nêu trên. Có thể mang tính chất dã chiến (trạm bê tông tồn tại trong thời gian thực hiện dự án, khi công trình trên hoàn thành trạm trộn kia sẽ được dỡ bỏ - phóng viên) nên vấn đề bảo vệ môi trường bị phớt lờ.
Tìm hiểu được biết, dự án trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển thông tin là đơn vị thi công. Từ ngày dự án đó chính thức đi vào xây dựng năm 2021, ngoài nỗi ám ảnh bụi mù mịt vào mùa nắng, bùn đất lầy lội khi mưa xuống. Đơn vị thi công còn đổ hàng ngàn m3 đất đá xuống dòng sông Lam đoạn chảy qua xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Vấn đề người đi đường và người dân phải chịu cảnh “tắm bụi” khi trời nắng nóng, lầy lội khi mưa xuống, cảnh mất an toàn giao thông khi đi qua đoạn đường này, dường như điều bất khả kháng.
Điều đáng nói, hoạt động của trạm bê tông dã chiếm phục vụ dự án gây ô nhiễm môi trường, là điều khó chấp nhận. Việc xả thải ra môi trường của trạm bê tông phục vụ dự án trên là do đơn vị không xây dựng các bể xử lý nước thải. Thay vào đó họ xả thải thẳng ra môi trường để lại hậu quả. Trong khi đó, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động của trạm bê tông nói trên khá đơn giản, kinh phí để thực hiện cũng không quá lớn.

Theo tìm hiểu của phóng viên cũng như hỏi ý kiến những người làm trong nghề sản xuất bê tông tươi được biết. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở các trạm trộn bê tông, nhất là các trạm trộn bê tông dã chiến rất đơn giản tùy thuộc vào công suất của từng trạm. Chỉ cần xây dựng từ 2 đến 3 bể, để thu gom nước trong quá trình sản xuất. Sau đó lắng đọng lại và thu gom nước để tái sử dụng, kính phí để xây dựng các bể để lắng đọng và thu gom không đáng bao nhiêu.

Tuy nhiên, theo quan sát của nhóm phóng viên, trạm bê tông dã chiến nói trên lại vô tư xả thải ra môi trường bất chấp hậu quả để lại sau này. Nước thải gồm hỗ hợp xi măng trộn lẫn với cát sỏi tràn ra con mương nằm dọc theo quốc lộ 7 chạy vào các khe theo đó đổ thẳng xuống sông Lam.

Để giúp độc giả có cái nhìn khách quan và trung thực hơn, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn gửi đến bạn đọc chùm ảnh phản ánh việc trạm bê tông phục vụ dự án trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối xả thẳng chất thải ra môi trường. Những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận phần nào phản ánh sự phớt lờ công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công. Công trình rồi sẽ hoàn thành đi vào sử dụng, nhưng những hậu quả về môi trường để lại, người dân sống trong khu vực này là người gánh chịu đầu tiên. Có thể, sự ô nhiễm của trạm bê tông này gây ra cho môi trường nó không quá lớn, nhưng đơn vị nào cũng “tặc lưỡi” như đơn vị này thì môi trường sống sẽ đi về đâu?



Ngọc Giáp
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Xã Chi Khê /
- Dự án Trạm biến áp 220kV /
- Trạm trộn bê tông /
- Tam Quang /
- Con Cuông /
- Tương Dương /
- Ô nhiễm môi trường /
- Nghệ an /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim
DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh
DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới
DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...