Thứ năm, 01/06/2023, 03:39

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông thôn xanh

Trạm trộn bê tông dã chiến có phớt lờ vấn đề bảo vệ môi trường

DNTH: Nằm bên cạnh trục đường quốc lộ 7 đoạn chạy qua xã Chi Khê huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, từ ngày khởi công dự án Trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối. Trạm bê tông dã chiến cùng được mọc lên để phục vụ dự án nêu trên. Có thể mang tính chất dã chiến (trạm bê tông tồn tại trong thời gian thực hiện dự án, khi công trình trên hoàn thành trạm trộn kia sẽ được dỡ bỏ - phóng viên) nên vấn đề bảo vệ môi trường bị phớt lờ.

Tìm hiểu được biết, dự án trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển thông tin là đơn vị thi công. Từ ngày dự án đó chính thức đi vào xây dựng năm 2021, ngoài nỗi ám ảnh bụi mù mịt vào mùa nắng, bùn đất lầy lội khi mưa xuống. Đơn vị thi công còn đổ hàng ngàn m3 đất đá xuống dòng sông Lam đoạn chảy qua xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Một khúc sông Lam bị lấp bằng hàng chục ngàn m3 đất đá
Một khúc sông Lam bị lấp bằng hàng chục ngàn m3 đất đá.

Vấn đề người đi đường và người dân phải chịu cảnh “tắm bụi” khi trời nắng nóng, lầy lội khi mưa xuống, cảnh mất an toàn giao thông khi đi qua đoạn đường này, dường như điều bất khả kháng. 

Điều đáng nói, hoạt động của trạm bê tông dã chiếm phục vụ dự án gây ô nhiễm môi trường, là điều khó chấp nhận. Việc xả thải ra môi trường của trạm bê tông phục vụ dự án trên là do đơn vị không xây dựng các bể xử lý nước thải. Thay vào đó họ xả thải thẳng ra môi trường để lại hậu quả. Trong khi đó, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động của trạm bê tông nói trên khá đơn giản, kinh phí để thực hiện cũng không quá lớn.

Chất thải không được thu gom xử lý đổ tràm ra môi trường
Chất thải không được thu gom xử lý đổ tràn ra môi trường.

Theo tìm hiểu của phóng viên cũng như hỏi ý kiến những người làm trong nghề sản xuất bê tông tươi được biết. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở các trạm trộn bê tông, nhất là các trạm trộn bê tông dã chiến rất đơn giản tùy thuộc vào công suất của từng trạm. Chỉ cần xây dựng từ 2 đến 3 bể, để thu gom nước trong quá trình sản xuất. Sau đó lắng đọng lại và thu gom nước để tái sử dụng, kính phí để xây dựng các bể để lắng đọng và thu gom không đáng bao nhiêu.

Chất thải tràn ra môi trường
Chất thải tràn ra môi trường.

Tuy nhiên, theo quan sát của nhóm phóng viên, trạm bê tông dã chiến nói trên lại vô tư xả thải ra môi trường bất chấp hậu quả để lại sau này. Nước thải gồm hỗ hợp xi măng trộn lẫn với cát sỏi tràn ra con mương nằm dọc theo quốc lộ 7 chạy vào các khe theo đó đổ thẳng xuống sông Lam.

Bằng chứng cho thấy, trạm bê tông xả thải cách đây chưa lâu
Bằng chứng cho thấy, trạm bê tông xả thải cách đây chưa lâu.

Để giúp độc giả có cái nhìn khách quan và trung thực hơn, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn gửi đến bạn đọc chùm ảnh phản ánh việc trạm bê tông phục vụ dự án trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối xả thẳng chất thải ra môi trường. Những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận phần nào phản ánh sự phớt lờ công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công. Công trình rồi sẽ hoàn thành đi vào sử dụng, nhưng những hậu quả về môi trường để lại, người dân sống trong khu vực này là người gánh chịu đầu tiên. Có thể, sự ô nhiễm của trạm bê tông này gây ra cho môi trường nó không quá lớn, nhưng đơn vị nào cũng “tặc lưỡi” như đơn vị này thì môi trường sống sẽ đi về đâu?

Mương thoát nước nằm theo quốc lộ 7 trở thành mương xả nước thải từ hoạt động của nhà máy
Mương thoát nước nằm theo quốc lộ 7 trở thành mương xả nước thải từ hoạt động của nhà máy.
Một con khe được tưới bằng hỗn hợp xi măng cát sỏi
Một con khe được tưới bằng hỗn hợp xi măng cát sỏi.
Dấu tích còn lại từ hoạt động xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lý của Trạm bê tông này
Dấu tích còn lại từ hoạt động xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lý của trạm bê tông này.
Ngọc Giáp

Cùng chuyên mục

Làm giàu từ cây na trên vùng sỏi đá

Làm giàu từ cây na trên vùng sỏi đá

Trồng na trên vùng đất sỏi đá, mỗi năm thu về gần 400 triệu đồng, anh Nguyễn Tấn Thạch (xã Kon Yang, huyện Kong Chro, Gia Lai) đang chứng minh cho nhiều người thấy, nếu có quyết tâm mọi thứ đều có thể làm được.
Nghề nuôi cá trong lòng hồ Hòa Bình

Nghề nuôi cá trong lòng hồ Hòa Bình

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Hòa Bình đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho cư dân sống ven khu vực lòng hồ. Nhờ mạnh dạn đầu tư xây lồng, kết bè nuôi cá, nhiều nông dân đã xóa nghèo, làm giàu.
 Dự thảo nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương về nông thôn mới

Dự thảo nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương về nông thôn...

DNTH: Về nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025: các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (bao gồm vốn đầu tư phát triển trong nước, vốn nước ngoài, vốn sự nghiệp)... phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
Bị "đàm tiếu" vì chăm vườn sầu riêng bằng...điện thoại thông minh

Bị "đàm tiếu" vì chăm vườn sầu riêng bằng...điện thoại thông minh

Khi nhắc đến Ðạ Huoai, ai cũng nghĩ đây là một huyện thuần nông, kinh tế, trình độ kỹ thuật và khoa học còn kém phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Chính vì vậy, ít người có thể ngờ, ở một nơi xa xôi hẻo lánh, nắng khô hanh hao hầu như suốt bốn mùa lại có cách làm nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông minh như của Ngô Quang Thực. Qua đó, nhằm giải phóng sức lao động và hướng đến xây dựng cuộc sống nông nhàn, giàu có, sung túc
Lâm Đồng: Khi nhà nông liên kết với doanh nghiệp để làm giàu

Lâm Đồng: Khi nhà nông liên kết với doanh nghiệp để làm giàu

Do có lợi thế về khí hậu và tiên phong áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, Đà Lạt (Lâm Đồng) đang dẫn đầu cả nước về nông nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm rau, hoa của địa phương vốn nổi tiếng, nay lại càng khẳng định giá trị khi nông dân tham gia các mô hình liên kết với doanh nghiệp, chinh phục các thị trường cao cấp, khó tính, nâng cao uy tín thương hiệu.
Người trồng rong sụn lỗ nặng

Người trồng rong sụn lỗ nặng

Rong sụn từng được ví như "cây xóa đói giảm nghèo" của nhiều người dân ven biển ở tỉnh Ninh Thuận. Thế nhưng, thời hoàng kim chẳng được bao lâu thì diện tích cây trồng này ngày càng teo tóp do môi trường biển không còn thuận lợi như trước.
Làm giàu từ dó bầu – tiêu – điều

Làm giàu từ dó bầu – tiêu – điều

Xuất thân trong gia đình nông dân có hoàn cảnh khó khăn, ông Phạm Minh Đức ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định luôn trăn trở tìm hướng đi để phát triển kinh tế làm giàu ngay trên quê hương mình.
Huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh: Phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh: Phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao,...

DNTH: Mặc dù triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19 nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận của Nhân dân, huyện Thạch Hà đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo động lực lớn cho toàn huyện phấn đấu tiến tới xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.