Triển lãm "Sông kể chuyện nhựa" - chung tay vì môi trường xanh
20:07 | 15/02/2022
DNTH: Chiều 15/2, triển lãm truyền thông “Sông kể chuyện nhựa” đã được diễn ra tại Viện Goethe, 56 - 58 - 60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội với sự tham dự của các đại biểu đến từ các bộ/ngành, các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và các nhà báo.
"Nhắm mắt nào mình ơi
nghe dòng sông thổn thức
đặt tay mình lên ngực
Nghe sóng biển rì rào
Mở mắt nào mình ơi
Thấy dòng sông thổn thức
Đặt tay mình lên ngực
Thấy biển cuộn sóng trào
Mình đâu có lớn lao
Mình chỉ là giọt nước
Giữa dòng sông suy nhược
Mơ được sống thanh bình..."
Được trích trong bài thơ "dòng sông kể chuyện nhựa" sáng tác bởi Yole là tựa để mở đầu của triển lãm "Sông kể chuyện nhựa" rất ý nghĩa diễn ra tại Viện Goethe. Ở đây, tất cả các khách mời như lạc vào cuộc sống thường nhật của một dòng sông và nghe chính hơi thở của dòng sông kể câu chuyện của chính nó. Hiện thực và tương lai được trưng bầy rõ nét, giúp cho người xem hiểu được nỗi lòng của thiên nhiên... là tiếng nói, là sự kêu cứu của mẹ thiên trước sự tàn phá của con người...
Dòng sông ấy được tạo nên bằng chính rác thải trong 01 tháng của một gia đình. Các bạn thử nhìn xem, các loại rác thải này sẽ đi đâu? Về đâu? Nếu không được tái chế và sử dụng đúng mục đích?
Có thể nói, rác thải đang dần trở thành mối nguy hại đối với đời sống và sức khỏe con người. Các rác thải sinh hoạt tưởng chừng rất nhỏ nhưng hậu quả mà chúng để lại cho môi trường lại rất lớn. Ngoài ra, trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống. Các khu tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.
Thêm vào đó, rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường sống xung quanh. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác, làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như: viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa.
Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch...
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,… và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả dẫn đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt.
Đặc biệt hiện nay, việc sử dụng tràn lan các loại túi ni - lông trong sinh hoạt và đời sống đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bởi chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất; chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
Chia sẻ về chương trình triển lãm ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nhiều chính sách nhằm hạn chế túi ni - lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã quy định rõ về trách nhiệm tái chế và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất và quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương".
“Tất cả chúng ta cần hành động để tạo ra sự thay đổi. Theo kinh nghiệm của Hà Lan, cần phối hợp giữa Chính phủ, khối tư nhân và người tiêu dùng để cùng nhau thực hiện các hành động giảm tiêu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Mỗi hành động nhỏ của từng cá nhân sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong việc giảm rác thải nhựa trên thế giới" - bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam chia sẻ.
“Việt Nam đang tích cực vận động cho một Hiệp ước toàn cầu về vấn đề ô nhiễm nhựa, đồng thời là một trong những quốc gia đầu tiên có các địa phương cam kết trở thành đô thị giảm nhựa. Điều này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ chống lại cuộc khủng hoảng nhựa hiện nay. Tôi hy vọng triển lãm lần này sẽ góp phần thúc đẩy nhiều hơn nữa các bên quan tâm và cùng hành động, hướng tới tiêu dùng bền vững và giảm thiểu ô nhiễm rác nhựa tại Việt Nam” - bà Nguyễn Thị Diệu Thuý – Giám đốc Chương trình Giảm rác Nhựa của WWF - Việt Nam cho biết.
Chia sẻ về công việc của mình khi được tham gia vào dự án cộng đồng thực hiện "Sông kể chuyện nhựa" nhiếp ảnh gia Trương Đại Dương cho biết, anh muốn những bức ảnh của mình có thể truyền tải thông điệp tích cực tới người xem và mỗi người trong chúng ta cần có những hành động thiết thực nhất ngay từ bây giờ - chung tay giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường... tạo một thói quen lành mạnh, sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường thay thế cho các vật dụng làm từ nhựa...
“Trong thời gian trưng bày triển lãm “Sông kể chuyện nhựa”, Viện Goethe cũng sẽ phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường xây dựng mô hình triển lãm ảo trên ứng dụng Gathertown nhằm tiếp cận nhiều hơn công chúng quan tâm cũng như hỗ trợ các hoạt động bên lề trong khuôn khổ triển lãm. Qua đó, cùng với các bên và cộng đồng, xác định các giải pháp phù hợp và thực tế về chính sách, kỹ thuật và truyền thông nhằm giảm tiêu dùng túi ni - lông và sản phẩm nhựa dùng một lần", ông Steffen Kaupp, Phó Viện trưởng Viện Goethe cho biết.
Nguyên Khánh
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Môi trường xanh /
- Sông kể chuyện nhựa /
- rác thải /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...
Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá
DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...
Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ
DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...
Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng
DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...