Trúng lớn ở các gói thầu trăm tỷ đồng, Công ty Minh Anh 'càng làm càng lỗ'
14:48 | 19/04/2021
DNTH: Mặc dù trúng thầu hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh và các công ty thành viên có bức tranh tài chính rất bết bát.
Trúng lớn ở các gói thầu trăm tỷ đồng, Công ty Minh Anh 'càng làm càng lỗ'.
Theo thống kê của VietnamFinance, chỉ trong quý đầu năm 2021, Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh (Công ty Minh Anh) đã trúng ít nhất 2 gói thầu với tổng giá trị hơn 200 tỷ đồng, đều được mời thầu bởi Ban quản lý dự án sử dụng vốn nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (UBND tỉnh Vĩnh Phúc).
Cụ thể, đó là hai gói thầu CW05 (thi công điều tiết Lạc Ý, điều tiết Vĩnh Sơn, nạo vét sông Phan đoạn từ cửa ra Đầm Vạc đến cổng Sáu Vó 2) và gói thầu CW01A (thi công kênh hút và hồ điều hòa trạm bơm Nguyệt Đức) cùng nằm trong dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, được vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).
Liên quan đến bên mời thầu này, nhưng ở trong một dự án khác, Công ty Minh Anh cũng tham gia gói thầu VY-CW04 (cung cấp và lắp đặt thiết bị cho nhà máy xử lý nước thải TP. Vĩnh Yên). Giá trị của gói thầu này là hơn 100 tỷ đồng.
Không chỉ riêng đầu năm 2021 Công ty Minh Anh mới thắng lớn, nhìn lại giai đoạn năm 2017-2020, doanh nghiệp này có một lịch sử trúng thầu rất đáng nể. Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy, trong vòng 4 năm vừa qua doanh nghiệp dưới vai trò độc lập hoặc liên danh, đã trúng tối thiểu 23 gói thầu thi công, chủ yếu từ các ban quản lý dự án thuộc tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Lào Cai và Vĩnh Phúc.
Tổng giá trị ước tính của các gói thầu là gần 1.500 tỷ đồng, trung bình mỗi gói thầu có giá xấp xỉ 60 tỷ đồng.
Mặc dù trúng thầu giá trị "khủng" mỗi năm, thế nhưng tình hình kinh doanh của Công ty Minh Anh lại rất bết bát. Theo tài liệu VietnamFinance có được, trong khi doanh thu của Công ty Minh Anh tăng trưởng đều đặn mỗi năm, thì lợi nhuận lại cho thấy xu hướng sụt giảm khá bất thường.
Nếu như năm 2016, doanh số chỉ đứng ở mức gần 150 tỷ đồng thì một năm sau đó, Công ty Minh Anh có nguồn thu tăng gấp đôi và đạt trên 305 tỷ đồng. Lưu ý rằng, thời điểm 2017 chính là lúc doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tham gia đấu thầu.
Doanh thu duy trì trên ngưỡng 300 tỷ đồng vào năm 2018, và tăng thêm 13% nữa vào cuối 2019, đạt 340 tỷ đồng. Thế nhưng biến động ngược chiều với chỉ tiêu này, lợi nhuận sau thuế của Công ty Minh Anh lại suy giảm rất nhanh chóng.
Năm 2016, doanh nghiệp có lãi 2 tỷ đồng, mặc dù rất mỏng và chỉ tương đương với doanh thu 100 đồng lãi 1 đồng, dẫu vậy vẫn là thời huy hoàng nhất của Công ty Minh Anh.
Nhìn lại năm 2017, trong khi doanh thu tăng trưởng gấp hai lần, lợi nhuận sau thuế lại quay đầu giảm gần một nửa xuống 1,2 tỷ đồng. Chưa dừng lại ở đó, năm tiếp theo Công ty Minh Anh có lỗ hơn 20,5 tỷ đồng và lỗ sâu đến 35,3 tỷ đồng vào cuối 2019.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy Công ty Minh Anh đang trong tình trạng "càng làm càng lỗ" và không chỉ vậy, doanh nghiệp lâm vào cảnh rất khó khăn về nguồn vốn, khi vốn chủ sở hữu bị bào mòn hàng chục tỷ đồng.
Bên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản (nguồn vốn) của Công ty Minh Anh vẫn mở rộng trong giai đoạn 2016-2019, từ 308,6 tỷ đồng lên 613,8 tỷ đồng. Dù vậy, chiếm tỷ trọng lớn lại là các khoản nợ phải trả.
Tính riêng thời điểm cuối 2019, với vốn điều lệ 75,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 21,6 tỷ đồng do doanh nghiệp lỗ lũy kế hơn 50 tỷ đồng. Nợ phải trả neo ở mức 595 tỷ đồng, hệ số D/E (nợ phải trả/vốn chủ sở hữu) là 27,5 lần, cho thấy những rủi ro tài chính đáng báo động đối với doanh nghiệp này.
Bức tranh tài chính xám xịt này khiến dư luận không khỏi băn khoăn rằng tại sao việc trúng thầu đem lại nguồn doanh thu "khủng" cho Công ty Minh Anh, nhưng lại không đem về lợi nhuận tương xứng? Mặt khác, trong bối cảnh hoàn toàn dựa vào nguồn vốn chiếm dụng ngoài, doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện không ít các gói thầu lớn này có thể đảm bảo được chất lượng, tiến độ của những dự án tham gia hay không?
Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh thành lập vào ngày 26/6/2006, địa chỉ trụ sở chính tại khu công nghiệp Kiện Khê I, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật là ông Phạm Hồng Minh (SN 1977), tổng giám đốc là ông Nguyễn Đức Quyền (SN 1979). Cả hai người này cũng là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp, với tỷ lệ sở hữu 60% vốn (ông Minh) và 15% vốn (ông Quyền).
Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (mã 4290).
Càng đặc biệt hơn ở chỗ, không chỉ riêng Công ty Minh Anh mà các công ty thành viên khác thuộc hệ sinh thái này cũng có tình hình kinh doanh rất bi đát.
Đơn cử như Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh 8, dù cho thành lập vào trung tuần tháng 5/2017 nhưng chỉ đến cuối năm, doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu lên đến 35 tỷ đồng. Với tốc độ tăng cao, Công ty Minh Anh 8 ghi nhận doanh số 63,8 tỷ đồng và 83,5 tỷ đồng vào năm 2018-2019.
Doanh nghiệp có lãi rất mỏng, chỉ vẻn vẹn 97,8 triệu đồng và 350 triệu đồng năm 2017-2018, tức làm cả 1.000 đồng với lãi 3-5 đồng. Cá biệt năm 2019 còn đảo chiều lỗ 147 triệu đồng.
Với vốn chủ sở hữu 9,5 tỷ đồng, Công ty Minh Anh 8 cũng sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao, hệ số D/E là 7 lần.
Về cơ cấu cổ đông, ngoài công ty mẹ, các cổ đông khác bao gồm ông Ngô Thế Phong (SN 1974), ông Nguyễn Quang Hậu (SN 1985) và ông Ngô Khắc Tiếp (SN 1990).
Tương tự tại Công ty TNHH Xây dựng Phú Thành, một nhà thầu năng nổ trúng 11 gói thầu trong giai đoạn 2017-2020 cũng làm ăn rất sa sút. Trong khi doanh số dao động từ 11,6 - 17,5 tỷ đồng, lợi nhuận chỉ quanh mức 24 - 34 triệu đồng, có năm còn lỗ 90 triệu đồng (năm 2017).
Ở pháp nhân khác cũng trúng thầu khá nhiều của hệ sinh thái Công ty Minh Anh, đó là Công ty TNHH Xây dựng Thành An. Tối thiểu doanh nghiệp này đã trúng 6 gói thầu xây dựng, phần lớn từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các huyện ngoại thành Hà Nội, bao gồm huyện Quốc Oai, huyện Ba Vì, huyện Chương Mỹ và huyện Phú Xuyên, với tổng giá trị khoảng 200 tỷ đồng.
Doanh thu của Công ty Thành An những năm qua đứng ở mức 50 - 60 tỷ đồng, tuy nhiên như một "nét truyền thống" của hệ sinh thái Công ty Minh Anh, pháp nhân này cũng có lợi nhuận rất thấp, chỉ trong khoảng 268 - 415 triệu đồng.
Ban lãnh đạo của Công ty Thành An gồm có ông Đỗ Như Hải, Đỗ Như Vũ và bà Nguyễn Thị Thu Hằng.
https://vietnamfinance.vn/trung-lon-o-cac-goi-thau-tram-ty-dong-cong-ty-minh-anh-cang-lam-cang-lo-20180504224252089.htm
Theo Vietnamfinance
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Công ty TNHH Xây dựng Thành An /
- Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh 8 /
- Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh /
- UBND tỉnh Vĩnh Phúc /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo
DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"
"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế
DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm
DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp
DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật
Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...