Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam

10:06 | 03/07/2022

DNTH: Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa có văn bản đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/7.

Các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc liên hệ đầu mối là Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) để được hướng dẫn.
Các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc liên hệ đầu mối là Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) để được hướng dẫn.

Địa điểm nhập khẩu tại các cửa khẩu Bằng Tường, Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Việt Nam giám sát chặt chẽ quy cách đóng gói, các vấn đề về kiểm soát sinh vật gây hại, mã số vùng trồng, lưu trữ hồ sơ... nhằm đảm bảo chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã nêu 5 loài sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch không được phép xuất hiện trong chanh leo khi nhập khẩu vào thị trường nước này.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp trong việc lấy mẫu kiểm tra các lô hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc sản xuất chanh leo phải đáp ứng các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP…

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu chanh leo vào Trung Quốc phải đăng ký qua Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các thông tin đăng ký bao gồm: tên sản phẩm, địa chỉ, mã số đăng ký… để truy xuất nguồn gốc.

Hằng năm, trước thời kỳ xuất khẩu, Bộ NN&PTNT sẽ gửi danh sách doanh nghiệp xuất khẩu chanh leo tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc để cơ quan này phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ công bố danh sách trên website chính thức.

Các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc liên hệ đầu mối là Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) để được hướng dẫn.

Việc Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo từ ngày 1/7/2022 là kết quả từ sự nỗ lực trong suốt thời gian dài đàm phán, mở cửa thị trường của Bộ NN&PTNT.

Chanh leo hiện nằm trong tốp 10 loại cây ăn quả Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao năm 2021. Trong 5 năm qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh leo Việt Nam tăng hơn 300%, đưa Việt Nam vào tốp 10 quốc gia xuất khẩu chanh leo lớn nhất trên thế giới, sau Brazil, Peru, Ecuador.

Hiện, chanh leo Việt Nam đã xuất khẩu tới các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch, an toàn thực phẩm như: Australia, Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Sĩ.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN