Trường đại học cân đối nguồn thu, sinh viên giảm gánh nặng học phí
07:32 | 02/10/2024
DNTH: Đa dạng hoá nguồn thu, bớt lệ thuộc vào học phí là bài toán các trường đại cần tìm lời giải để nâng cao chất lượng đào tạo, bớt nỗi lo cho sinh viên.
Hiện nay, nhằm giúp các trường đại học tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo,…việc đa dạng hóa nguồn thu, giảm lệ thuộc vào học phí là bài toán cần phải được bàn tới.
Cùng với ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ được xem là một trong những giải pháp được các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn.
Để phát huy hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh cho rằng rất cần có chính sách khuyến khích các trường đại học tăng cường nghiên cứu khoa học.
"Lãnh đạo các trường đại học đều mong muốn đa dạng hóa nguồn thu, giảm tỉ lệ thu học phí trong tổng thu của họ nhưng có thể nói là chưa hiệu quả. Lý do thì có nhiều, nhưng chủ yếu vẫn bắt nguồn hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được như kỳ vọng", ông Nguyễn Kim Hồng cho hay.
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học cần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, để làm được điều này không còn cách nào khác ngoài việc có chính sách hỗ trợ tài chính nghiên cứu từ Nhà nước.
Ngoài ra, cũng cần giảm các loại thuế, phí liên quan nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong nước đặt hàng các trường đại học giải quyết những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, giải pháp quản lý,…
Nếu "gỡ" được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học trong vấn đề đặt hàng nghiên cứu thì có thể tăng được tỉ lệ nguồn thu ngoài học phí của các trường.

TS. Lê Đông Phương – nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Trao đổi với Người Đưa Tin, TS. Lê Đông Phương – nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn về ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là chú trọng nghiên cứu đầu tư cho từng bậc học cụ thể. Chuyên gia cũng lo ngại, dường như phân chia ngân sách hiện nay vẫn mang cảm tính, mà không có cơ chế cụ thể.
"Các nhà hoạch định chính sách cần cân đối lại mục tiêu phát triển. Chúng ta hiện nay tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhưng liệu có ổn nếu không có người đủ trình độ, năng lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội?", ông Lê Đông Phương đặt ra câu hỏi.
Ở đây, ông Phương nhận thấy khoảng 10 năm trở lại đây kinh phí dành cho các trường đại học bị cắt giảm nhiều. Chính vì ngân sách Nhà nước cấp quá ít, khiến các trường không có kinh phí bù đắp vào hoạt động đào tạo, buộc lòng phải dựa vào học phí.
"Đây là điểm "dị thường" khi chúng ta đã ghi vào Luật Giáo dục là ngân sách dành cho giáo dục là 20%, nhưng lại không thực hiện được. Vì vậy, các trường đại học phải thu học phí đảm bảo đủ chi ở mức thấp nhất, điều này khiến ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo" TS. Lê Đông Phương đánh giá.

Hiện nay, học phí thu từ sinh viên là nguồn thu chính của các trường đại học (Ảnh: Hữu Thắng).
Đối với giải pháp tăng nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, ông Phương cũng cho rằng, rất khó để đây trở thành nguồn thu chủ yếu nếu không có sự đặt hàng từ phía doanh nghiệp, hay Nhà nước tạo được động lực cho các trường thực hiện nghiên cứu.
Trước băn khoăn việc tăng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học có mâu thuẫn với chủ trương tự chủ đại học không, ông Lê Đông Phương trả lời: "Tự chủ đại học là tự thực hiện nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ cho phép. Tăng chi ngân sách cho đại học là nghĩa vụ của Nhà nước, vì điều này liên quan đến phúc lợi xã hội đối với sinh viên. Điều này thể hiện rõ qua việc Nhà nước đầu tư cho một số lĩnh vực thị trường không điều tiết được như khoa học cơ bản, thu hút sinh viên đi học".
Còn theo TS. Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, khi nguồn thu từ sự hỗ trợ của của Nhà nước chưa đáp ứng được khoản kinh phí đào tạo, các trường đại học sẽ buộc phải tìm kiếm tài chính từ các nguồn lực khác thông qua các dự án đầu tư quốc tế, hoạt động nghiên cứu, lao động sản xuất…
Tuy nhiên ở nước ta, việc đa dạng hóa các nguồn thu trên chưa thực sự đạt hiệu quả. Nguồn thu của các trường đại học vẫn chủ yếu phụ thuộc vào học phí.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường có tổng thu nghìn tỷ năm học 2023-2024 (Ảnh: NEU).
"Nếu tăng học phí là cách để tạo nguồn thu sẽ khiến cho nhiều thí sinh không có cơ hội vào đại học. Các trường đại học phải tính toán được mức học phí sao cho không được vượt khả năng chi trả thu nhập trung bình của người dân", ông Khuyến bày tỏ.
TS. Lê Viết Khuyến cho rằng các trường đại học phải làm sao tối ưu hóa được chi phí. Khi các chi phí được tính toán, sử dụng hiệu quả tối đa, cắt giảm được những phần không cần thiết, nguồn thu sẽ dồi dào hơn.
"Nhà trường phải tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả, có kế hoạch sắp xếp cụ thể, phù hợp, loại bỏ các khoản chi tiêu không thiết yếu. Cần phải tính toán được mức học phí hợp lý hơn cho sinh viên", ông Khuyến đưa ra giải pháp.
Theo Người đưa tin
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/truong-dai-hoc-can-doi-nguon-thu-sinh-vien-giam-ganh-nang-hoc-phi-20424092916125297.htm
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025
DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang
DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”
DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt
DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...
Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử
DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố
DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...