Trường đại học giảm chỉ tiêu điểm thi tốt nghiệp THPT, tăng xét tuyển riêng

08:09 | 20/09/2024

DNTH: Một số trường đại học top đầu đã dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025; theo hướng là giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT; tổ chức kỳ thi riêng và sử dụng kết quả cuộc thi đánh giá năng lực.

Chú thích ảnh
Tân sinh viên nhập học năm học 2024. Ảnh: LV

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thông tin, năm 2025, Trường dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, tăng số phương thức xét tuyển đầu vào từ 5 phương thức lên 6 phương thức. 

Trước đây, bên cạnh việc xét tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên, trường chia đều chỉ tiêu cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực của các trường: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, trường dành chỉ tiêu nhất định cho xét học bạ.

Với việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng, chỉ tiêu dành cho các phương thức trên sẽ giảm để dành chỉ tiêu cho phương thức mới.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tăng chỉ tiêu xét tuyển dành cho điểm thi đánh giá năng lực do trường tổ chức.  Năm 2024, số thí sinh đăng ký kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là 11.500, tăng 2,5 lần so với năm ngoái.  

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông tin, dự kiến sẽ giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT 2025.

Theo đó, với Đại học Bách khoa Hà Nội, chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp dự kiến giảm từ 50% xuống còn 40%, tăng chỉ tiêu các phương thức còn lại. Đại học sử dụng chủ yếu 2 tổ hợp là A00 (Toán, Lí, Hóa) và A01 (Toán, Lí, Anh) để tuyển sinh. Dự kiến, năm 2025, số lượng thí sinh lựa chọn thi tốt nghiệp bằng 2 tổ hợp này giảm hoặc không cao, nên nhà trường dự kiến bổ sung một số tổ hợp để tuyển sinh phù hợp với thực tế. Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến mở rộng điểm tổ chức thi đánh giá tư duy, thí sinh vùng sâu vùng xa vẫn có thể thuận lợi tham gia kì thi này để xét tuyển.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ giảm từ 18% của năm nay xuống còn 15% vào năm tới. 5 năm trước, tỷ lệ này là 70%. Phương thức xét tuyển kết hợp của trường từ năm 2025 sẽ tăng từ 80% lên 83%. Các phương thức này gồm: xét kết quả SAT/ACT, xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy độc lập hoặc xét kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. 2% chỉ tiêu còn lại dành cho xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT thay đổi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn Ngữ văn, Toán bắt buộc và 2 môn tự chọn trong số các môn: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ. Sự thay đổi về số môn thi dẫn tới việc tổ hợp môn thi xét tuyển đại học thay đổi theo. Các trường sẽ phải tính toán lại để cân đối các tổ hợp xét tuyển sao cho đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề

DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...

XEM THÊM TIN