Truyền thống tận dụng âm nhạc trong các cuộc vận động tranh cử tại Mỹ

07:02 | 16/09/2024

DNTH: Các ứng cử viên tổng thống Mỹ từ lâu đã sử dụng bài hát vận động tranh cử để tăng dấu ấn riêng. Đối với các ban nhạc và nhạc sĩ, đây có thể là một vinh dự. Tuy nhiên, có một số trường hợp là ngược lại.

Tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington, là người khởi xướng truyền thống này.

George Washington: "God Save Great Washington"

Chú thích ảnh
Tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington. Ảnh: Nhà Trắng

George Washington là ứng cử viên tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng một bài hát cụ thể trong chiến dịch tranh cử của mình. "God Save Great Washington" được coi là bài hát đại diện cho Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. "God Save Great Washington" bắt nguồn từ bài quốc ca Anh "God Save The King" đã được thay lời mới, với tên của tổng thống Washington thay thế cho cụm "Our Gracious King" trong bài hát.

Ulysses S. Grant

Bài hát tranh cử đôi khi được gắn liền với chủ đích chính trị. Các bài hát vận động tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống thứ 18 Mỹ Ulysses S. Grant có tiêu đề "Grant Boys of 72", "Shout Then for Liberty and Union", "Grant's Our Banner Man" và "Grant Campaign Song”. Tất cả đều gợi lên cảm xúc về chiến thắng của Liên minh Miền Bắc do Tướng Ulysses S. Grant chỉ huy trong nội chiến Mỹ (1861-1865). Và nhiệm vụ chính của thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm đó là xây dựng nước Mỹ hòa bình và thống nhất.

John F. Kennedy: "High Hopes"

Chú thích ảnh
Ông John F. Kennedy (trái) đã sử dụng bài "High Hopes" của huyền thoại Frank Sinatra cho chiến dịch tranh cử năm 1960. Ảnh: DW

Nhạc sĩ Sammy Cahn đã viết lời mới cho ca khúc đình đám "High Hopes" đoạt giải Oscar năm 1959 của huyền thoại Frank Sinatra. Phiên bản lời mới này được dành cho chiến dịch tranh cử của ông John F. Kennedy năm 1960. Bài hát này đã trở thành giai điệu chính thức của chiến dịch tranh cử.

Ronald Reagan: "Born in the U.S.A."

Bài hát được chọn cho chiến dịch tái tranh cử năm 1984 của ông Ronald Reagan đã gây ra hiểu lầm lớn về ý nghĩa. "Born in the U.S.A." không mang tính yêu nước như người ta nghĩ. Trong bài hát, danh ca Bruce Springsteen có lập trường phản đối Chiến tranh Việt Nam và lên án chính phủ Mỹ vì cách đối xử với các cựu chiến binh.

Bill Clinton: "Don't Stop"

Có nhiều ý kiến tin rằng việc lựa chọn ca khúc đình đám năm 1977 "Don't Stop (Thinking About Tomorrow)" của ban nhạc Fleetwood Mac là một lựa chọn được tính toán cẩn thận của ông Bill Clinton. Giới trẻ Mỹ khi đó rất yêu thích bài hát này. Và 15 năm sau, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra, những thanh niên hâm mộ Fleetwood Mac thập niên 1970 giờ đã trở thành các cử tri trung niên - thế hệ có tỷ lệ đi bỏ phiếu đặc biệt cao.

George W. Bush: "I Won't Back Down"

Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Tom Petty (phải) không muốn ứng cử viên George W. Bush sử dụng bài hát của ông trong vận động tranh cử năm 2000. Ảnh: DW

Nam ca sĩ, nhạc sĩ Tom Petty đã yêu cầu ứng cử viên George W. Bush không sử dụng bài hát “I Won't Back Down” của ông trong các cuộc vận động tranh cử năm 2000.

Hai mươi năm sau, ông Donald J. Trump đã phát chính bài hát đó tại một cuộc vận động tranh cử ở Tulsa, bang Oklahoma.  Khi đó, gia đình của cố nhạc sĩ đã gửi một lá thư yêu cầu chấm dứt việc sử dụng bài hát này.

Barack Obama: "Signed, Sealed, Delivered (I'm Yours)"

"Signed, Sealed, Delivered" của nghệ sĩ khiếm thị Stevie Wonder được phát thường xuyên trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2008 của ông Barack Obama. Thông điệp gửi đến cử tri của ông Obama là "Tôi thuộc về các bạn!".

Nhiều nghệ sĩ đã ủng hộ ông Obama, bao gồm những cái tên như Bruce Springsteen, Beyoncé và Katy Perry. Ca sĩ nhạc rap kiêm nhà sản xuất Will.i.am của nhóm Black Eyed Peas thậm chí còn đã sản xuất ca khúc "Yes We Can" để vinh danh ông Obama.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

François Bayrou: Từ chính trị gia trung dung đến Thủ tướng Pháp

DNTH: Ông François Bayrou, một chính trị gia kỳ cựu, được giao nhiệm vụ dẫn dắt Pháp vượt qua tình trạng bế tắc chính trị và ngân sách. Đây là thử thách không nhỏ trong bối cảnh Quốc hội Pháp hiện chia rẽ sâu sắc giữa ba khối...

Giải mã cái bắt tay của ông Trump với Tổng thống Pháp khi trở lại sân khấu quốc tế

DNTH: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một loạt những cái bắt tay đầy căng thẳng vào ngày 7/12, gợi nhớ đến cuộc “so kè” nắm tay nổi tiếng khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hơn bảy năm trước.

Người đàn ông Pháp với khu vườn ngập tràn rau củ Việt Nam

DNTH: Ông Andre Souppaya có hành trình gần 10 năm cải tạo khu vườn nhỏ 120 m2 ở ngoại ô Paris, Pháp trồng thành công nhiều loại rau củ quê nhà Việt Nam.

Phiên điều trần lịch sử: Các quốc gia đảo nhỏ đòi công lý trước biến đổi khí hậu

DNTH: Phiên điều trần kéo dài hai tuần này nhằm xác định các nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia trong việc chống biến đổi khí hậu và hỗ trợ những nước dễ bị tổn thương trước tác động tàn phá của hiện tượng này.

Hé lộ chi tiết về hầm trú ẩn hạt nhân Kub-M của Nga

DNTH: Nga vừa công bố sản xuất hầm trú ẩn di động Kub-M, được thiết kế để bảo vệ cư dân trong các tình huống khẩn cấp như vụ nổ hạt nhân. Với thiết kế mô-đun linh hoạt, mỗi tổ hợp bao gồm container chứa người và các tiện...

Kinh tế Nga cạn kiệt nguồn lực và áp lực từ các lệnh trừng phạt

DNTH: Nền kinh tế Nga đang đối mặt với thách thức chưa từng có khi cạn kiệt nguồn lực, thiếu hụt nhân sự và chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Với lãi suất đạt mức kỷ lục và đồng rúp suy yếu, liệu Nga có thể...

XEM THÊM TIN