Truyền thuyết và lịch sử thời Hùng Vương

15:47 | 29/04/2023

DNTH: Trong tâm thức người Việt ta ngày nay, ngày Giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trải qua hàng nghìn năm, Đền Hùng luôn là một biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Thông qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đã thể hiện được sự tri ân của người dân đất Việt đối với công ơn dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Chính bởi lẽ đó mà: 

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”.

Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương (ở tỉnh Phú Thọ) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên một tổ chức có uy tín của Liên hợp quốc lại thừa nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Không những thế, UNESCO còn khuyến cáo các dân tộc khác hãy noi gương Việt Nam, biết nhớ tới cội nguồn và biết ơn tổ tiên của mình. 

Hơn 10 năm sau ngày được UNESCO vinh danh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chúng ta càng nhận ra sức mạnh của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và sự phát huy của tín ngưỡng này như một sợi chỉ kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó chính là sức mạnh cội nguồn, quy tụ được sự đoàn kết của mọi tầng lớp Nhân dân ở mọi miền đất nước, kể cả kiều bào ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước, tạo lập ra một quốc gia, dân tộc, nên tất cả người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các Vua Hùng là vị Vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được Nhân dân và các giai cấp cầm quyền tôn thờ, xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Qua Ngọc Phả Hùng Vương soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) được biết, từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian còn bởi lẽ người dân tôn thờ Hùng Vương vì sự linh thiêng và đức tin. Đó chính là hai yếu tố cơ bản tạo thành sợi dây kết nối cộng đồng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trong tâm thức của Nhân dân ta luôn giữ một thái độ tôn kính Hùng Vương với tư cách là Thủy Tổ của dân tộc, thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khiến cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng linh thiêng và sức lan tỏa sâu rộng trên mọi miền đất nước.

Mặt khác, với quan niệm Vua Hùng là ông Tổ chung, nên với tấm lòng thành kính và tri ân tổ tiên, nhiều địa phương và các tổ chức, cá nhân trong cả nước đã có sự chung sức, chung lòng đóng góp công sức, tiền của vào việc tu bổ, tôn tạo đền Hùng. Theo một số tài liệu ghi chép lại, vào những năm 1918 đến 1922 có 18 tỉnh, thành phố ở Bắc Kỳ và nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp tiền của để trùng tu các đền. Qua đó cho thấy, từ rất sớm Nhân dân ta đã có ý thức hướng về cội nguồn, đóng góp công đức để xây dựng và tu bổ, tôn tạo nơi thờ tự tổ tiên của dân tộc.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm hơn tới nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đền Hùng đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo khang trang bề thế, cảnh quan môi trường sạch đẹp và hấp dẫn, tạo thuận lợi cho đồng bào về thăm viếng dâng hương.

Để giúp quý bạn đọc có thêm tư liệu tìm hiểu về ngày lễ thiêng liêng của dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương... và lịch sử thời Hùng Vương, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn trân trọng giới thiệu thêm một số tư liệu và các cuốn sách trên kênh "Cùng bạn đọc sách":

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương:

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ: 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam: 

Kể chuyện lịch sử Việt Nam thời Hùng Vương: 

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về lời dặn của Bác Hồ: 

Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại:

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN