Tương lai của thanh toán điện tử nhìn từ ví dụ 2 người đàn ông chia tiền nhậu ở Hà Nội
15:40 | 30/01/2019
DNTH: Các ứng dụng ví điện tử và dịch vụ ngân hàng số sẽ thay đổi như thế nào khi tài khoản viễn thông được dùng để thanh toán? Vì sao việc chuyển tiền cho người thân dịp cận Tết với rất nhiều người vẫn là một vấn đề đau đầu? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom về chủ đề này.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu ví điện tử, ngân hàng số, theo ông có thể phân loại theo những mô hình nào?
Về cơ bản có thể chia làm 3 mô hình. Thứ nhất là các ngân hàng làm các ứng dụng thanh toán, dựa trên nền tảng tài khoản của mình, cung cấp trên nền tảng số là mobile banking hoặc Internet banking và xây dựng một hệ sinh thái trên đó. Một số ngân hàng thành công trên thế giới như DBS, Citi.
Mô hình thứ hai là nhà mạng làm dịch vụ tài chính, với M-Pesa ở châu Phi ví dụ điển hình, còn ở Việt Nam là ViettelPay. Thực ra thì ViettelPay là mô hình lai ghép, nhà mạng ở phía trước và ngân hàng đứng phía sau.
Mô hình thứ 3 là một đơn vị sở hữu cộng đồng khách hàng lớn tham gia vào lĩnh vực này. Ở Trung Quốc mô hình thành công là Alipay và WeChat Pay.
Cả 3 mô hình này đều có điểm chung là dựa trên một thế mạnh nào đó sẵn có để xây dựng hệ sinh thái và thanh toán điện tử nằm trong chuỗi giá trị của họ. Ví dụ như các ngân hàng tận dụng hệ thống tài khoản và dịch vụ tài chính sẵn có, nhà mạng có tập khách hàng di động lớn, còn hệ thống như kiểu Alipay và WeChat thì dựa vào hệ sinh thái của Alibaba và Tencent…
Nếu một thương hiệu thanh toán điện tử phát triển mà chưa có hệ sinh thái nào thì sao?
Tôi nghĩ là rất khó nhưng không phải là không có cơ hội bởi nó liên quan đến nhà đầu tư. Một ngày đẹp trời, ông nọ mua ông kia thì họ lại có hệ sinh thái của riêng mình. Ở đây khái niệm lợi thế chỉ mang tính nhất thời chứ không phải là mãi mãi, mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh.
Như ông nói thì ViettelPay được xếp vào nhóm dịch vụ của nhà mạng nhưng là mô hình lai ghép, lại ra mắt với tên là ngân hàng số chứ không phải ví điện tử. Vì sao vậy?
Bởi ViettelPay không phải là ví điện tử, tài khoản ViettelPay là tài khoản ngân hàng do Viettel hợp tác với Ngân hàng Quân đội cũng như một số ngân hàng khác. Bản chất đó là dịch vụ ngân hàng, nhưng được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, nên gọi là ngân hàng số.
Ngân hàng số ViettelPay khác gì so với ngân hàng số của các nhà băng hiện nay?
Ngân hàng số của ngân hàng do họ tự triển khai còn ngân hàng số ViettelPay là do Viettel kết hợp với ngân hàng triển khai. Do vậy, Viettel chủ động hơn về mặt công nghệ, marketing. Còn phía ngân hàng làm phần việc của mình liên quan đến pháp lý, rủi ro. Nói ngắn gọn ViettelPay là một mô hình kết hợp được các thế mạnh của một nhà mạng lớn nhất Việt Nam và một ngân hàng.
So với các ví điện tử khác thì ViettelPay có điểm gì khác biệt?
Thứ nhất, đó là nền tảng ngân hàng số nên ViettelPay có thể chuyển tiền đến bất kỳ tài khoản ngân hàng nào, có thể nhận tiền từ bất kỳ ngân hàng nào, có thể rút tiền tại ATM, ra nước ngoài chi tiêu, chi tiêu qua thẻ tại các máy POS, có thể gửi tiết kiệm, vay tiền… Đặc biệt, qua ViettelPay người dùng có thể gửi tiền mặt cho bất kỳ ai tận nhà hoặc tại gần 200.000 điểm giao dịch của Viettel trên khắp Việt Nam.
Về mặt công nghệ, ViettelPay có thể sử dụng với điện thoại “cục gạch” không cần 3G-4G hay wifi và cũng không cần dùng mạng Viettel. Đây là nhân tố giúp cho những người ở vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo đều có thể sử dụng được mà không bị rào cản về thiết bị hay điểm giao dịch.
Đối tượng người dùng mà ViettelPay muốn nhắm đến nhiều nhất là ai?
Lý thuyết nói rằng phải có lớp khách hàng mục tiêu nhưng chúng tôi không có khách hàng mục tiêu. Khách hàng nào chúng tôi cũng muốn phục vụ. Thực tế, ViettelPay muốn phục vụ hơn 90 chục triệu người dân Việt Nam chứ không phân biệt ai cả.
Đó cũng là lý do chúng tôi phát triển công nghệ để người dùng điện thoại “cục gạch” cũng sử dụng được và không cần Internet, cũng không cần là khách hàng dùng mạng Viettel.
Sự ra đời của ViettelPay là để góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhưng dịp cận Tết này, Viettel lại quảng bá có gần 200.000 điểm nạp/rút tiền mặt như “ATM đời mới”. Có điều gì mâu thuẫn không?
Chuyển dịch số hay hiện đại hóa diễn ra theo một quá trình chứ không phải qua một đêm. Hiện nay, số lượng người dùng ViettelPay hay các phương tiện thanh toán điện tử khác chỉ chiếm vài phần trăm dân số Việt Nam. Trong khi đó, vào dịp Tết thì nhu cầu rút tiền mặt và chuyển tiền mặt cho người thân tăng rất mạnh.
Nếu chỉ dựa vào các công cụ thanh toán điện tử thì hơn 90% những khách hàng còn lại sẽ ra sao?
Họ phải có tiện ích thiết yếu phục vụ nhu cầu của mình, trong đó có việc rút tiền mặt và chuyển tiền tận nhà dịp Tết. ViettelPay phục vụ điều đó và kỳ vọng khi giúp khách hàng đáp ứng tốt nhu cầu thì qua Tết người ta thấy ViettelPay hay đấy và sẽ dùng tiếp, đồng thời sử dụng thêm các dịch vụ khác.
Ở đây, tôi xin nhấn mạnh là khách hàng phải có công cụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình đã, trước khi chuyển dần từ tiền mặt sang các phương tiện điện tử. Còn với các phương tiện thanh toán điện tử, điều đầu tiên là phải tiếp cận được khách hàng, làm họ tin tưởng, yêu thích dịch vụ của mình rồi mới tính đến việc đưa thêm các tiện ích hiện đại hơn.
Mục tiêu của ViettelPay trong năm 2019?
Chúng tôi hiện có hơn 3 triệu khách hàng rồi và muốn nhân con số đó lên nhiều lần trong năm nay.
Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán. Khi điều này xảy ra, thị trường thanh toán điện tử sẽ có thay đổi gì?
Tôi nghĩ đây là một cú huých rất lớn cho thanh toán điện tử ở Việt Nam, và là một chủ trương mà vô cùng đúng đắn của Chính phủ trong việc thúc đẩy công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, số người có tài khoản ngân hàng vẫn còn ít đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Những người có tài khoản ngân hàng và có smartphone thì lại ít hơn nữa; có tài khoản ngân hàng, smartphone lại biết dùng App Store, Google Play để cài ứng dụng ví điện tử, ngân hàng số còn lại vô cùng nhỏ so với gần 100 triệu dân. Nếu lấy con số ước tính thì chỉ có khoảng 15-20% dân số Việt Nam sẵn sàng cho việc sử dụng ngân hàng số hoặc ví điện tử. Vậy những người còn lại thì ai phục vụ?
Trong khi đó, các mạng viễn thông ở Việt Nam có độ phủ gần như 100% dân số, mọi người dùng điện thoại di động hàng ngày. Nếu điện thoại của họ có thêm một tính năng là đi mua trà đá, gửi xe, đi ăn sáng… thì sẽ tiện hơn rất, rất nhiều. Ở Trung Quốc, cách mạng về thanh toán điện tử trên di động đã xảy ra rồi và mất khoảng 3 năm.
Ông có thể lấy một ví dụ giúp hình dung việc được sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán tạo ra thay đổi lớn?
Ví dụ như hai anh em rủ nhau đi nhậu ở Hà Nội, hết 1 triệu. Cuối bữa thì đúng thông lệ là chia tiền mỗi ông 500.000 đồng. Bình thường là 2 ông sẽ rút ví và góp tiền mặt đúng không? Nếu không dùng hay không đủ tiền mặt thì làm gì? Giải pháp thanh toán điện tử là mobile banking, Internet banking hay ví điện tử.
Thế nhưng nếu muốn chuyển được ngay thì 2 ông lại phải xem là có dùng cùng ngân hàng không hoặc có dùng cùng loại ví điện tử hay không mới chuyển được cho nhau ngay lập tức. Đây là chưa kể đến việc nếu chuyển tài khoản thì còn phải nhớ số tài khoản ngân hàng, rồi mới làm các thủ tục khác. Đi nhậu mà xong mà phải nghĩ đến từng đó việc để chia tiền thì thôi dẹp luôn công nghệ cho xong. Quá mất thời gian.
Mà đấy là 2 ông ở giữa thủ đô, toàn tiếp xúc với công nghệ quen rồi đấy chứ không phải vùng sâu vùng xa đâu. Thế nên đừng nghĩ đến việc thay đổi cái nọ cái kia một cách dữ dội nếu cứ làm theo cách truyền thống. Làm theo kiểu đó thì chúng ta sẽ vẫn đến nơi nhưng rất lâu.
Trong khi đó, nếu tài khoản viễn thông có thể thanh toán được thì mọi việc rất khác. Chuyển tiền qua số điện thoại sẽ rất nhanh bởi danh bạ đã có rồi và ai cũng có di động nên chuyển được ngay lập tức. Người ở nông thôn, miền núi hay hải đảo cũng chuyển được nếu dùng ViettelPay bởi không cần smartphone hay Internet.
Theo ông, rào cản lớn nhất để đẩy mạnh thanh toán điện tử là gì?
Đó là tâm lý e ngại của người dùng. Điều này cũng do dùng tiền mặt vẫn còn quá tiện so với thanh toán điện tử. Với những công ty, tổ chức lớn thì họ sẽ nhìn thấy lợi ích của thanh toán điện tử nhưng với nhiều cá nhân và đơn vị kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ sẽ khó hơn.
Và ở Việt Nam, ở các vùng nông thôn, miền núi, những người ít tiếp xúc với các phương tiện điện tử ngoài điện thoại di động thì tâm lý e ngại còn lớn hơn nữa.
Vậy cần giải quyết rào cản đó như thế nào?
Không có phương thuốc kiểu qua một đêm là thay đổi nhận thức của người dân. Có thể thay đổi nhận thức nhanh đối với một vài người nhưng không phải là hơn 90 triệu người. Thay đổi nhận thức thì phải từ từ, nhưng hành động thì phải rất nhanh và quyết liệt chứ còn làm từ từ thì chắc sẽ vô cùng lâu.
Chúng tôi nhận thấy rằng phải đưa nhanh, mạnh nhiều tiện ích vượt trội cho người dùng, họ thấy thuận tiện và sử dụng nhiều thì nhận thức sẽ thay đổi. Ví dụ: trước đây việc chuyển tiền tận tay người thân vào dịp cận Tết không dễ dàng, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa. Giờ đây, với ViettelPay khách hàng chỉ cần bấm điện thoại và tiền mặt sẽ được chuyển đến tận tay người nhận trong vòng 2 đến 4 tiếng ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, kể cả miền núi, vùng sâu vùng xa hay hải đảo.
Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene
DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.
Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày
Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.
Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam
DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.
Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe
DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.
Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh
DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...