Uống nước như thế nào là khoa học và đúng cách?

16:02 | 01/07/2019

DNTH: Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể con người nhằm duy trì sự sống và đảm bảo sức khỏe. Uống nước tưởng chừng đơn giản nhưng cũng cần phải đúng cách. Cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây để việc uống nước mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Vai trò của nước đối với cơ thể

Nước chiếm khoảng 2/3 trọng lượng cơ thể chúng ta, nước mang chất dinh dưỡng và hỗ trợ đào thải chất độc, điều chỉnh thân nhiệt, hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc trong khớp xương, đồng thời đóng vai trò trong hầu hết các trao đổi chất xảy ra trong cơ thể chúng ta.

nuoc uong bao nhieu la du
Vai trò của nước đối với cơ thể con người - Ảnh: water.usgs.gov

Hằng ngày, cơ thể chúng ta không ngừng mất nước qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Nên việc đảm bảo cho cơ thể có đủ nước là một sự cân bằng tốt và tránh mất nước là điều quan trọng, nhất là trong những ngày thời tiết oi bức, nắng nóng.

Dấu hiệu cơ thể mất nước là gì?

Theo Cơ quan Y tế Anh (NHS), các triệu chứng mất nước bao gồm nước tiểu màu vàng sẫm; cảm thấy mệt mỏi, đầu óc lơ mơ hoặc chóng mặt; khô miệng, khô mắt và khô môi; đi tiểu ít hơn bốn lần một ngày. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là gì? Nó rất đơn giản, đó chính là việc bạn cảm thấy khát nước.

Uống bao nhiêu nước là đủ ?

Với suy nghĩ là phải liên tục duy trì lượng nước trong cơ thể đã khiến nhiều người mang theo nước mọi lúc mọi nơi và uống nhiều hơn mức cơ thể đòi hỏi. Cơ quan Y tế của Anh khuyên: Nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày, trong đó bao gồm sữa ít béo và đồ uống không đường, tính gồm cả trà và cà phê (1 ly khoảng 240ml, tương đương 1,6 - 2 lít/ngày).

Còn những ai thích uống theo cảm giác khát thì nên nhớ: Khi chúng ta có tuổi (trên 60 tuổi), cơ chế cảnh báo cơn khát tự nhiên của cơ thể trở nên kém nhạy cảm hơn và dễ bị mất nước hơn so những người trẻ. Vì vậy, khi già đi, chúng ta cần phải chú ý hơn đến thói quen nạp chất lỏng để giữ cho cơ thể đủ nước. Hơn nữa, các chuyên gia đều đồng ý rằng: nhu cầu về chất lỏng ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước cơ thể, giới tính, môi trường và mức độ hoạt động thể chất riêng của người đó.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, chúng ta không cần phải quá lo lắng về việc cần uống đủ một lượng nước nhất định mỗi ngày: Cơ thể sẽ lên tiếng báo hiệu “khát” khi thiếu nước, tương tự như khi chúng ta có cảm giác đói hoặc mệt vậy.

Nên uống nước vào lúc nào ?

nuoc uong bao nhieu la du
Cần uống nước đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho chính mình - Ảnh: Internet

Nhiều người đợi khi nào cảm thấy khát hoặc miệng khô mới uống nước thì sợ rằng hơi trễ đấy. Vì cảm giác khát giảm rất nhiều ở người cao tuổi và vì khô miệng là một trong những dấu hiệu cuối cùng của sự ráo nước (dehydration) của cơ thể. Do đó, nên có thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định để khỏi quên, khỏi thiếu nước.

Thông thường nên uống một ly nước lạnh ngay khi thức dậy để động viên tế bào cơ thể rồi uống trước bữa điểm tâm; lúc 10h sáng; trước khi ăn trưa; lúc 16h; trước khi ăn tối; lúc 21 giờ và trước khi đi ngủ. Khi rất khát, chẳng nên nốc một hơi hết ly nước. Mà nên từ từ uống từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu, tưới mát các mô bào và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

Những điều cần lưu ý

- Uống nước là cần thiết, nhưng nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước.

- Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân cần tránh uống quá nhiều nước.

- Nếu có bệnh thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thêm nước.

- Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acid hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây chậm tiêu hóa.

- Đa số nước có thêm khoáng chất đều có acit acetic và acid này hay làm hư răng.

- Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Có thể tránh bằng cách cắt giảm tiêu thụ nước mấy giờ trước khi đi ngủ và đi tiểu trước khi lên giường.

Diệu Nguyên (KTMT T/h)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người dùng phải tự biết bảo vệ mình trước sự gia tăng lừa đảo trực tuyến

DNTH: Lừa đảo trực tuyến gia tăng mạnh cùng với quá trình chuyển đổi số khi người dùng sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều. Để bảo vệ người dùng, các tổ chức, doanh nghiệp đang tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật...

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

DNTH: Từ nay đến hết ngày 28/2/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là...

Nhựa Nam Anh - Lựa chọn hàng đầu cho mái nhà phồn vinh

DNTH: Công ty cổ phần Nam Anh Plastic là đơn vị sản xuất & phân phối tấm nhựa kính Polycarbonate (hay còn gọi là tấm nhựa lấy sáng, tấm nhựa thông minh, tấm polycarbonate…) sản phẩm được sản xuất từ 100% hạt nhựa nguyên sinh Polycarbonate...

4 loại rau là "ổ chứa" giun sán, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

DNTH: Các loại rau thủy sinh giàu dinh dưỡng nhưng cũng có khả năng chứa ấu trùng sán nếu sinh trưởng trong nguồn nước ô nhiễm.

Đi hơn 25.000km, chủ xe VinFast VF 6 khẳng định “tiết kiệm gấp 4 lần xe máy”

DNTH: Anh Lê Đức, sống tại Hà Nội, chọn VF 6 là chiếc xe đầu tiên trong đời sau khi đã trải nghiệm nhiều dòng xe xăng cùng phân khúc. Chiếc VF 6 với anh là mẫu xe “chất” nhất phân khúc cả về trang bị, cảm giác lái và khả năng tiết...

Người dân Hà Nội chuẩn bị lương thực, thực phẩm tránh bão

DNTH: Do lo ngại cơn bão số 3 đổ về gây mưa to nên nhiều người dân Hà Nội đã chủ động mua tích trữ rau xanh, thực phẩm cá thịt khiến cho các mặt hàng này sáng nay đắt khách, giá cả có tăng nhẹ. Bên cạnh những bà nội trợ có tâm...

XEM THÊM TIN