Vì sao Đức Long Gia Lai đổi tên?

07:38 | 05/06/2021

DNTH: Sau hơn 2 thập kỷ đồng hành và phát triển, sắp tới đây Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL) sẽ đổi tên gọi. Đây có thể coi là một sự kiện hi hữu đối với một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Đổi tên là tất yếu

Theo kế hoạch, vào ngày 19/6 tới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Địa điểm diễn ra sự kiện này là Trụ sở Tập đoàn Đức Long Gia Lai (90 Lê Duẩn, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai).

11
Trụ sở Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ nói trên, HĐQT Đức Long Gia Lai sẽ trình ĐHCĐ đổi tên công ty từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long. Cùng với đó tên giao dịch là Tập đoàn Đức Long (DUCLONG GROUP).

 Lâu nay, khi nhắc đến các doanh nghiệp tại Gia Lai, người dân trong cả nước nhớ ngay đến bộ tứ nổi tiếng: Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai và Quang Đức Gia Lai. Sau khoảng thời gian 15 ngày nữa, cái tên quen thuộc Đức Long Gia Lai ngày nào được rút gọn lại chỉ còn là… Đức Long.

 Vì tính chất, qui mô lĩnh vực hoạt động, nên việc đổi tên của một số tập đoàn kinh tế ở nước ta là không lạ, nhưng việc một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề như Đức Long Gia Lai thay đổi tên gọi, đây có thể coi là sự kiện hi hữu, hiếm có không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà cả trên phạm vi toàn cầu.

 Lý giải về việc làm này, ông Bùi Pháp- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai chia sẻ, cái tên ĐLGL hình thành vào năm 1999, đến nay đã là 22 năm mang thương hiệu này. Ban đầu là Xí nghiệp tư doanh ĐLGL, sau đó đến Công ty Cổ phần Tập đoàn ĐLGL, được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam. Trải qua hơn 2 thập kỷ hình thành, phát triển của ĐLGL tại Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đến nay ĐLGL đã đầu tư ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, vươn sang tận một số quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đấu trên thế giới.

“ĐLGL hiện nay không còn là một doanh nghiệp bó hẹp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, khu vực Tây Nguyên như thời gian qua nữa mà đã phát triển rộng khắp ra các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt, gần đây thương hiệu ĐLGL phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Hồng Kông… Bởi vậy, cái tên ĐLGL đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình một cách xuất sắc, và nay đổi thành Tập đoàn Đức Long để phù hợp với tầm nhìn, tính lan tỏa của một tập đoàn kinh tế đa quốc gia, mang tính toàn cầu là hoàn toàn hợp lý”, ông Pháp nói thêm.

Trạm thu phí BOT đường bộ của Tập đoàn Đức Long Gia Lai.
Trạm thu phí BOT đường bộ của Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

 Về định hướng chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch 3 năm 2021-2023 của tập đoàn, Tập đoàn Đức Long sẽ tiếp tục kiên định với các ngành nghề chiến lược như đầu tư cơ sở hạ tầng thu phí theo hình thức BOT, BT, BOO; đầu tư năng lượng tái tạo (thủy điện, điện mặt trời, điện gió); sản xuất và kinh doanh điện tử và thiết bị điện tử; đầu tư kinh doanh bất động sản nhà ở và khu công nghiệp…

Khách sạn Đức Long Gia Lai tại TP.Đà Nẵng.
Khách sạn Đức Long Gia Lai tại TP.Đà Nẵng.

Riêng lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, hiện tại Tập đoàn DLGL có 2 nhà máy ở Đông Quảng và Thẩm Quyến của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), 1 nhà máy ở Seoul (Hàn Quốc), 1 nhà máy ở Tokyo (Nhật Bản), trụ sở chính đóng tại Hồng Kông. Ở Việt Nam có 1 nhà máy tạo việc làm cho khoảng 1.200- 1.500 công nhân lao động, đóng ở Khu Công nghệ cao TP.Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Sản xuất điện tử và linh kiện điện tử của Đức Long Gia Lai.
Sản xuất điện tử và linh kiện điện tử của Đức Long Gia Lai.

Mặc dù, 2 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới chao đảo, điêu đứng nhưng lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện điện tử của ĐLGL vẫn là điểm sáng, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận khá cao, giữ vững sự ổn định, duy trì được lợi nhuận, không ngừng phát triển.

Mặt khác, người ta thường nói, trong thành công của một doanh nghiệp, ở đó 60% mang yếu tố chủ quan, 20% yếu tố khách quan và 20% còn lại là may mắn, định mệnh. Cho nên việc Tập đoàn ĐLGL sắp tới đổi tên gọi, hi vọng sẽ đi kèm với đổi được vận mệnh của mình.  

Từng là thương hiệu nổi tiếng của bóng chuyền Việt Nam

Trong chiều dài lịch sử 22 năm hình thành và phát triển vừa qua, bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh kể trên, ĐLGL còn có khoảng thời gian 7 năm tham gia vào đời sống của môn bóng chuyền nam nước ta (từ 2009 đến 2016). Ban đầu là Đức Long- Quân khu 5, sau đó là ĐLGL.

Đội bóng chuyền Đức Long Gia Lai vô địch Quốc gia năm 2013.
Đội bóng chuyền Đức Long Gia Lai vô địch Quốc gia năm 2013.

Thời kỳ hoàng kim, ĐLGL được ví là “Chelsea của bóng chuyền Việt Nam”, khi bầu Pháp liên tục tạo ra “bom tấn”, đưa về Phố núi hàng loạt hảo thủ có chất lượng, trong đó có chủ công số 1 Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Hữu Hà và chủ công số 1 Đông Nam Á người Thái Lan- Wanchai…

“Gieo gì gặt nấy”, trong 3 mùa bóng liên tiếp (từ 2012- 2014), ĐLGL đều có mặt ở trận chung kết ở giải đấu cao nhất của bóng chuyền Việt Nam và đoạt chức vô địch năm 2013. Ngoài ra, ĐLGL còn giành hạng 9 tại Giải bóng chuyền các CLB nam châu Á được tổ chức vào mùa hè 2014 tại thủ đô Manila của Philippines.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

DNTH: Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700...

Doanh nhân Lê Văn Quang: Hành trình từ trang trại nhỏ đến tập đoàn

DNTH: Ông Lê Văn Quang, người sáng lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, là một ví dụ điển hình của sự kiên trì và sáng tạo trong ngành nông nghiệp. Bắt đầu từ một trang trại nuôi tôm nhỏ, ông Quang đã đưa Minh Phú trở...

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

DNTH: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.

XEM THÊM TIN