Vì sao vào ngày vía thần Tài, người dân hay đi mua vàng để cầu may

14:30 | 31/01/2023

DNTH: Hằng năm, mỗi khi đến ngày 10 tháng Giêng, người dân lại nô nức rủ nhau đi mua vàng. Đối với người kinh doanh, đây là dịp để thể hiện ước muốn công việc làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc. Nhiều người còn cho rằng mua vàng vào ngày này, họ sẽ được “đổi vía”, lấy hên cho năm mới.

Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài thường sẽ rơi vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Ngày vía Thần Tài là một sự kiện quan trọng không chỉ với người làm kinh tế, đó còn là dịp những ai đang mưu cầu sự ổn định, thịnh vượng trong công việc cũng như đứng trước hành trình khám phá những thử thách mới của cuộc sống, sẽ phải lưu tâm... bởi ý nghĩa tích cực, nhiều may mắn và sự an lành trong ngày vía Thần Tài đem lại.

Theo đó, Thần Tài trong tín ngưỡng phương Đông là vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài, đem tài lộc may mắn cho gia chủ. Vị thần này sẽ mang lại nhiều may mắn, giúp cho công việc làm ăn của gia chủ trong năm sẽ được tiến hành một cách thuận lợi, ít gặp trở ngại.

Từ lâu người dân nước ta đã thờ thần Lửa, thần Nước, thần Bếp, thần Thổ Địa, thần Lộc… và thần Tài cũng nằm trong hệ sinh thái tín ngưỡng thờ Thần. Thần Tài xuất hiện trước hết từ Trung Quốc rồi theo các tiểu thương người Hoa du nhập vào Việt Nam trở thành một biểu tượng tinh thần cho sung túc và thịnh vượng.

Có rất nhiều sự tích kể về Thần Tài nhưng biết đến nhiều nhất là câu chuyện về vị Thần Tài trong một lần uống rượu say, lỡ chân ngã xuống trần gian và bị mất trí nhớ, quên mất mình là ai. Sống lang thang và không biết làm việc gì, ông đi ăn xin để sống qua ngày.

May thay, ông gặp một vị chủ quán tốt bụng và được mời vào ăn. Điều kỳ lạ là khi ông lão ăn xin bước vào cửa hàng thì cửa hàng lúc nào cũng đông khách, người ra vào tấp nập. Để ý thấy điều này ông chủ quán giữ ông lão ở lại để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi.

Sau một thời gian ông lão ăn xin bắt đầu nhớ lại được mọi chuyện và quay về trời vào ngày mồng 10 tháng Giêng. Từ đó, để tưởng nhớ ông, người dân đã lập bàn thờ cúng và chọn ngày này làm ngày vía Thần Tài. Cứ tới mồng 10 tháng Giêng, mọi người sẽ sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài để cầu tài lộc, may mắn, sung túc cho cả năm.

Năm nay, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Ba (tức ngày 31/1/2023 dương lịch). Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ, chu đáo để cúng Thần Tài, dân gian cũng rất coi trọng việc mua vàng cầu may trong năm mới. Bởi họ tin rằng, những đồng tiền vàng đầu tiên sẽ mở đường cho công việc kinh doanh buôn bán trong năm được suôn sẻ, tiền của dồi dào như nước.

Thần Tài được thờ phổ biến trong các công ty, cửa hàng, nơi những người kinh doanh thực hiện. Vì thế, ban thờ Thần Tài được đặt ở một vị trí quan trọng và chăm sóc hàng ngày. Những người không kinh doanh buôn bán hiếm khi lập ban thờ Thần Tài nhưng trong tâm khảm vẫn mong cầu một đấng siêu nhiên có thể trợ giúp cho mình may mắn trong việc mưu cầu tiền bạc. Vì thế, vẫn có một hấp lực không nhỏ đối với những người này mỗi khi được nhìn thấy hay nhắc đến những vật phẩm cầu may.

Thông thường, vào ngày vía thần Tài, người dân hay đi mua vàng để cầu may. Bởi người dân quan niệm vàng là một trong những vật có giá trị nhất về mặt kinh tế, là biểu tượng cho sự tích lũy và giàu có. Việc mua vàng để cầu may vào ngày vía Thần Tài là một quan điểm có tính chất truyền miệng trong dân gian, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Thần của một bộ phận người Á Đông.

Chuẩn bị mâm lễ cúng vía Thần Tài đúng cách

Trong ngày vía Thần Tài, nhiều người thường mua vàng để cầu may. Một số gia đình sắm sửa lễ cúng Thần Tài để cầu cho công việc làm ăn thuận lợi. Mâm cúng Thần Tài tùy vào từng vùng miền, phong tục tập quán sao cho phù hợp. Tuy nhiên, theo truyền thống, cúng vía Thần Tài thường gồm các lễ vật sau:

- Hũ gạo, hũ muối (đặt ở giữa ông Thần Tài và ông Địa).

- Nến (đèn cầy)

- Hương thắp (nhang)

- 3 cốc nước

- 3 cốc rượu

- Tiền vàng mã

- Trà, thuốc lá

- Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…)

- Xôi đậu xanh

- Tiền lẻ

- 1 đĩa bánh kẹo

- Trầu cau (1 quả cau, 1 lá trầu)

Bộ Tam sên: gồm thịt lợn luộc (thịt lợn phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.

Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (tùy thuộc vào phong tục tập quán từng địa phương).

Có thể dâng mâm cúng chay hoặc mặn đều được, tùy theo hoàn cảnh của gia đình.

Lưu ý với lễ vật sau khi lễ xong:

Rượu và nước sau khi cúng xong phải đem tưới xung quanh nhà.

Đồ cúng bằng muối và gạo thì giữ lại trong nhà cho có lộc.

Bánh kẹo đã cúng xong thì mang một phần đi phát lộc, giữ lại một phần để ăn.

Hóa vàng mã ngoài cổng cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.

Trong các khung giờ đẹp, sau khi cúng bái Thần Tài, gia chủ nên mang vàng bạc đi qua cổng chính hoặc đặt vào trong két sắt để tăng tài lộc.

Khung giờ đẹp cúng vía Thần Tài năm 2023

Theo các chuyên gia phong thủy, khung giờ đẹp để cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2023 là vào buổi sáng, cụ thể từ 9h - 11h hoặc 11h - 13h. Ngoài ra, 15h - 17h cũng là giờ tốt để cầu xin thần linh.

Văn khấn cúng Thần Tài:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay, ngày … tháng … năm …

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!”

Những lưu ý quan trọng khi thờ Thần Tài

Theo quan niệm dân gian, người dân sẽ thường đi mua vàng vào ngày cúng vía Thần Tài bởi họ tin rằng, do Thần Tài giúp cho việc làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt và tài lộc thịnh vượng nên mọi người mua vàng để cúng trả lễ Ngài.

Vào ngày vía Thần Tài, nhiều gia đình lựa chọn việc mua thêm những món đồ phong thủy như đá phong thủy, tượng Thiềm thừ,... để mong một năm được làm ăn phát đạt và thêm sung túc, may mắn.

Việc cúng Thần Tài có thể được thực hiện hàng ngày và ngày mùng 10 hàng tháng là ngày đặc biệt để cúng Thần Tài. Khi thắp hương ở ban thờ Thần Tài, mỗi lần dùng 5 nén, có thể thắp hương 2 lần trong ngày vào khoảng 6h - 7h giờ và 14h - 15h.

Vào ngày mùng 10 hàng tháng, gia chủ sẽ dâng mâm cúng với các món ngon để cảm tạ Thần Tài đã mang may mắn đến cho gia đình và cầu mong những điều tốt đẹp, lộc tài đến trong tháng mới. Tuy nhiên, mọi người phải đặc biệt lưu ý, 6 tháng đầu năm sẽ dâng đồ mặn để cúng, còn 6 tháng cuối năm sẽ dâng cúng đồ chay.

Trước khi lên hương cúng Thần Tài, cần thay nước trên bàn cúng, tránh để hoa héo, trái cây bị hư hỏng, giữ bàn thờ sạch sẽ và làm lễ tắm rửa cho tượng Thần vào ngày 14 âm lịch hay ngày cuối tháng bằng nước gừng, rượu.

Bài chỉ mang tính chất tham khảo! 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'

DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa

DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa

DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

XEM THÊM TIN