Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu chính ngạch bơ, sầu riêng vào Nhật Bản và Hàn Quốc

06:17 | 04/05/2025

DNTH: Sau thành công trong việc đưa sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực mở cửa thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cho trái bơ và sầu riêng.

Đây là những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm rất cao, nhưng cũng mang lại giá trị gia tăng lớn nếu thâm nhập thành công.

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ Thực vật, trong năm 2024, Việt Nam đã hoàn tất hồ sơ kỹ thuật đề xuất Nhật Bản mở cửa thị trường đối với quả bơ. Đoàn chuyên gia Nhật Bản dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thực địa tại một số vùng trồng bơ lớn ở Lâm Đồng, Đắk Lắk vào giữa năm 2025. Nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu, trái bơ Việt Nam có thể được xuất khẩu chính thức sang Nhật ngay trong cuối năm 2025.
 
Đối với sầu riêng, sau khi xuất khẩu mạnh mẽ sang Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động xây dựng vùng trồng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và áp dụng quy trình kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nghiêm ngặt để đáp ứng yêu cầu từ Hàn Quốc.
 
Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhận định: "Mỗi năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 80.000 tấn bơ và Hàn Quốc nhập hơn 30.000 tấn sầu riêng từ Thái Lan và các nước khác. Nếu Việt Nam có thể thâm nhập được 10–15% thị phần, doanh thu xuất khẩu của hai mặt hàng này có thể tăng thêm ít nhất 150–200 triệu USD mỗi năm."
 
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng tích cực chuẩn bị các khâu hậu cần như nhà sơ chế, kho lạnh và vận chuyển đường biển đạt chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa tới các thị trường xa.
 
Mở rộng thị trường ra ngoài Trung Quốc không chỉ là chiến lược kinh tế, mà còn là yêu cầu cấp thiết để nông sản Việt Nam xây dựng được thương hiệu và vị thế bền vững, từ đó làm bàn đạp tiến sang nhiều thì trường trên thế giới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cà phê Việt: Nhiều nhất thế giới nhưng chưa có tên trong ly

DNTH: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng phần lớn vẫn ở dạng thô, ẩn mình trong chuỗi giá trị mang thương hiệu nước ngoài. Làm sao để cà phê Việt không chỉ xuất hiện với vai trò nguyên liệu mà còn...

Hành trình xuất khẩu dừa Việt Nam: Từ chục ngàn đến triệu đô

DNTH: Việt Nam không chỉ là một trong những quốc gia sản xuất dừa lớn nhất thế giới mà còn là nguồn cung cấp sản phẩm dừa với chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường quốc tế.

Sầu riêng Việt Nam: Hành trình giữ thị trường tỷ dân

DNTH: Là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc, sầu riêng Việt đang đối mặt nhiều thách thức mới khi nước bạn siết kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ đầu năm 2025. Giữ được thị trường không còn là...

Xuất khẩu cà phê lần đầu 'vượt mặt' thủy sản

Quý 1 năm nay, xuất khẩu cà phê đã vượt qua thủy sản để đứng ở vị trí thứ 2 trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp.

Hồ tiêu Việt Nam: Từ xuất khẩu thô đến hành trình gia tăng giá trị

DNTH: Là nước xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới, Việt Nam chiếm hơn 35% thị phần toàn cầu. Thế nhưng, giá trị mà ngành hồ tiêu thu về vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khi cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, chuyển...

Gạo ST25 – Từ đồng ruộng quê đến kệ siêu thị châu Âu

DNTH: Khởi nguồn từ một giống lúa địa phương hai lần giành danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”, ST25 đã trở thành biểu tượng cho hướng đi mới của gạo Việt – chinh phục thị trường cao cấp bằng chất lượng vượt trội.

XEM THÊM TIN