Việt Nam sẽ giữ vững vị thế số 1 về xuất khẩu gạo tại thị trường Philippines
21:06 | 30/01/2024
DNTH: Gạo của Việt Nam chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022…
Việt Nam có 35 mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu sang Philippines

Bộ Công Thương đánh giá, với khoảng cách địa lý gần, tương đồng về văn hóa tiêu dùng… Philippines là thị trường có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trường có quy mô dân số lớn, tính đến năm 2023 đạt khoảng 113 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 7 châu Á, thứ hai trong Asean. GDP hàng năm của Philippines đạt khoảng 400 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt trên 3.500 USD.
Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành cho biết, thị trường Philippines không đòi hỏi quá cao hay quá khắt khe trong tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ lớn nhưng phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm nhập khẩu.
Top các quốc gia xuất khẩu lớn vào thị trường Philippines bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Mỹ. Việt Nam xếp cuối trong danh sách 10 đối tác thương mại lớn nhất của Philippines. Các mặt hàng nhập khẩu chính vào thị trường Philippines bao gồm các sản phẩm điện tử, khoáng sản, phương tiện giao thông, dụng cụ công nghiệp, và sắt thép các loại.
Các sản phẩm xuất khẩu của Philippines chủ yếu là nông sản, trong đó những sản phẩm xuất khẩu chủ lực như: Dầu dừa và sản phẩm từ dừa, chuối tươi, xoài, các sản phẩm hóa chất, khai khoáng. Các sản phẩm chế biến và các sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu còn rất hạn chế.
Từ những đặc điểm trên, cùng với các yếu tố khác như khoảng cách địa lý, nét tương đồng về văn hóa tiêu dùng... Tham tán Thương mại Phùng Văn Thành nhận định, Philippines đã trở thành một thị trường có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo Tham tán Phùng Văn Thành, có khoảng 35 mặt hàng/ngành hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Philippines, bao gồm những mặt hàng/ngành hàng quan trọng như: Nông sản, thủy hải sản, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng dệt may, máy móc, thiết bị... Trong đó, hàng nông sản, đặc biệt gạo, luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines. Trong những năm qua, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Philippines.
Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Philippines năm 2023 vẫn đạt trên 7,8 tỷ USD, tăng hơn 14,7% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt trên 5,1 tỷ USD, tăng 11,6% và kim ngạch nhập khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD tăng 12,8%.
Con số trên đã góp phần nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines năm 2023 lên 7,8 tỷ USD, tương đương với năm 2022, trong đó xuất khẩu đạt 5,15 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2022, nhập khẩu đạt 2,65 tỷ USD, giảm 2% so với năm 2022. Xuất siêu vào thị trường Philippinesnăm 2023 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2022.
Trong đó, xuất khẩu gạo đạt 1,75 tỷ USD; clanke và xi măng đạt 358,3 triệu USD; các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 352 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 221 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 193,7 triệu USD; thủy sản đạt 133,8 triệu USD; cà phê đạt 152,8 triệu USD; hàng dệt may đạt 125,9 triệu USD; sắt thép các loại đạt 111,4 triệu USD; điện thoại các loại 153,2 triệu USD.
Đáng chú ý, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Philippines, với lượng và kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lần lượt đạt trên 3,2 triệu tấn và gần 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 85% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Năm 2022, gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines chiếm tới 45% về lượng và khoảng 43% về kim ngạch trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines tiếp tục ghi dấu ấn khi đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022, lượng gạo xuất khẩu đạt 3,1 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2022 (trên 3,2 triệu tấn). Mặc dù vậy, gạo của Việt Nam vẫn chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.
Tiếp tục quảng bá, thúc đẩy xuất khẩu

Theo Tham tán Phạm Văn Thành, dư địa thị trường Philippines còn lớn để Việt Nam có thể khai thác tiếp. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần giữ thị trường Philippines bên cạnh mở rộng thị trường mới. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Philippines, Tham tán Thương mại Phùng Văn Thành đề xuất các mục tiêu và định hướng để khai thác thị trường tiềm năng này, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục củng cố và giữ vững vị thế số 1 về xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines.
“Philippines là quốc gia sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa gạo, tuy nhiên, trong nhiều năm qua sản xuất trong nước luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Hàng năm, tùy thuộc vào các điều kiện canh tác, sản xuất nội địa của Philippines đạt khoảng từ 19 đến 20 triệu tấn thóc, tương đương khoảng trên 12,5 triệu tấn gạo. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo hàng năm khoảng trên 14,5 triệu tấn và dự trữ tối thiểu đảm bảo lương thực đủ cho 30 ngày khoảng là trên 1 triệu tấn, tức là tổng nhu cầu hàng năm khoảng trên 15,5 triệu tấn gạo. Vì vậy, hàng năm Philippines phải nhập từ trên 2,5 triệu đến 3,5 triệu tấn gạo” - ông Phùng Văn Thành phân tích.
Những năm trước, Philippines mua gạo theo phương thức đàm phán liên chính phủ (GTG), Việt Nam cạnh tranh với Thái Lan, là hai đối tác xuất khẩu gạo lớn vào Philippines. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, khi Philippines ban hành và thực thi luật cho phép tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và hạn chế nhập khẩu gạo thì Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trở thành nhà cung ứng quan trọng, chiếm vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.
Đối với Philippines, gạo của Việt Nam không chỉ là mặt hàng nhập khẩu thông thường mà còn là mặt hàng quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Hiện nay gạo nhập khẩu từ Việt Nam đã chiếm tới hơn 80% (năm 2022 là trên 83%) tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.
Tại thị trường Philippines, gạo của Việt Nam có lợi thế. Là mặt hàng phẩm cấp, chất lượng phù hơn, giá phải chăng nên có tính cạnh tranh, phù hợp thị hiếu và có thể đáp ứng với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là tầng lớp dân cư đông đảo có thu nhập trung bình và thấp. Thêm vào đó, nguồn cung ổn định, khoảng cách địa lý, chi phí và thuận tiện trong chuyên chở, có niềm tin và mối quan hệ bạn hàng lâu năm.
Hai là, mở rộng cơ cấu mặt hàng và gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu.
Dù là thị trường còn nhiều tiềm năng, song cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và Philippines còn chưa cân xứng. Số lượng các mặt hàng/ngành hàng xuất khẩu còn hạn chế, chỉ khoảng 35 mặt hàng/ngành hàng, trong khi còn rất nhiều các mặt hàng/ngành hàng có tiềm năng khai thác tại thị trường Philippines.
Ngoài ra, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines tỉ trọng mặt hàng nông sản lớn trong khi các ngành hàng khác manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm ít đa dạng. Chưa có sản phẩm, mặt hàng nông sản tươi sống (hoa quả, thịt) nào vào được thị trường Philippines mặc dù nhu cầu tiêu dùng rất lớn.
Vì vậy, ông Thành nhấn mạnh, mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Philippines là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp trong nước về tiềm năng thị trường Philippines.
“Philippines là thị trường nhiều tiềm năng, tuy nhiên, trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam còn ít quan tâm tới thị trường này, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tiềm năng thị trường Philippines, qua đó thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Philippines”, ông Thành nhấn mạnh.

François Bayrou: Từ chính trị gia trung dung đến Thủ tướng Pháp
DNTH: Ông François Bayrou, một chính trị gia kỳ cựu, được giao nhiệm vụ dẫn dắt Pháp vượt qua tình trạng bế tắc chính trị và ngân sách. Đây là thử thách không nhỏ trong bối cảnh Quốc hội Pháp hiện chia rẽ sâu sắc giữa ba khối...
Giải mã cái bắt tay của ông Trump với Tổng thống Pháp khi trở lại sân khấu quốc tế
DNTH: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một loạt những cái bắt tay đầy căng thẳng vào ngày 7/12, gợi nhớ đến cuộc “so kè” nắm tay nổi tiếng khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hơn bảy năm trước.

Người đàn ông Pháp với khu vườn ngập tràn rau củ Việt Nam
DNTH: Ông Andre Souppaya có hành trình gần 10 năm cải tạo khu vườn nhỏ 120 m2 ở ngoại ô Paris, Pháp trồng thành công nhiều loại rau củ quê nhà Việt Nam.

Phiên điều trần lịch sử: Các quốc gia đảo nhỏ đòi công lý trước biến đổi khí hậu
DNTH: Phiên điều trần kéo dài hai tuần này nhằm xác định các nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia trong việc chống biến đổi khí hậu và hỗ trợ những nước dễ bị tổn thương trước tác động tàn phá của hiện tượng này.

Hé lộ chi tiết về hầm trú ẩn hạt nhân Kub-M của Nga
DNTH: Nga vừa công bố sản xuất hầm trú ẩn di động Kub-M, được thiết kế để bảo vệ cư dân trong các tình huống khẩn cấp như vụ nổ hạt nhân. Với thiết kế mô-đun linh hoạt, mỗi tổ hợp bao gồm container chứa người và các tiện...
.jpg)
Kinh tế Nga cạn kiệt nguồn lực và áp lực từ các lệnh trừng phạt
DNTH: Nền kinh tế Nga đang đối mặt với thách thức chưa từng có khi cạn kiệt nguồn lực, thiếu hụt nhân sự và chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Với lãi suất đạt mức kỷ lục và đồng rúp suy yếu, liệu Nga có thể...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...