Thứ hai, 02/10/2023, 00:43

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức và sự kiện Vấn Đề Sự Kiện

Việt Nam, Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

DNTH: Sáng 28/8, ngay sau Lễ đón, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/8/2023.

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng Thủ tướng Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2023); tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ bền chặt giữa hai nước; gửi đi thông điệp về quyết tâm mạnh mẽ của hai nước cùng hợp tác để phát triển lên một tầm cao mới mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện, bền vững và bao trùm hơn nữa, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng thành tựu phục hồi và phát triển kinh tế của Singapore; bày tỏ tin tưởng Singapore sẽ sớm đạt mục tiêu "Kế hoạch Xanh 2030", xây dựng một xã hội hài hòa và ngày càng thịnh vượng; góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và tự cường.

Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng Thủ tướng Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Lý Hiển Long cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu phía Việt Nam dành cho đoàn; đánh giá cao những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19; bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Singapore thời gian qua; nhấn mạnh Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng của Singapore ở khu vực.

Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển nhanh chóng, chưa bao giờ tốt đẹp và toàn diện như hiện nay. Các thỏa thuận hợp tác quan trọng, trong đó có các kết quả đạt được trong chuyến thăm Singapore tháng 2/2023 đã được tích cực triển khai. Đặc biệt, trong 8 tháng đầu năm 2023, Singapore trở thành nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký mới hơn 3,6 tỷ USD.

Trên cơ sở quan hệ hợp tác giữa hai nước những năm gần đây mở rộng thực chất, hai nhà lãnh đạo nhất trí xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.

Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ bền chặt giữa hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nghị viện; đặc biệt nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thường niên giữa Thủ tướng hai nước để trao đổi về hợp tác song phương và các vấn đề cùng quan tâm; triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, các cơ chế hợp tác giữa hai nước; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong năm 2023, trong đó có sự kiện "Tiêu điểm Singapore tại Việt Nam" vào tháng 10/2023.

Hai Thủ tướng nhấn mạnh cần triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số (thiết lập tháng 2/2023), đánh giá cao việc hai bên đã hoàn tất việc nâng cấp Hiệp định khung Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore, góp phần mở rộng, làm sâu sắc kết nối kinh tế sang các lĩnh vực mới như năng lượng sạch và chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Singapore tạo điều kiện tăng cường nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam; phát triển và chuyển đổi các khu VSIP truyền thống sang khu công nghiệp thông minh, xanh, phát thải carbon thấp, tiến tới phát triển hệ sinh thái công nghiệp - đô thị; mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt và thuộc nhóm ưu tiên của Việt Nam (như công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo thông minh, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, vật liệu mới); hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành sản xuất như dệt may, chế biến đồ gỗ, đóng tàu, phát triển hạ tầng công nghiệp, hóa chất, hóa dầu, khí tự nhiên hóa lỏng…

Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 4.
Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng của Singapore ở khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thông qua việc thúc đẩy ký kết và triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác liên quan; phát huy hiệu quả các cơ chế đối thoại; phối hợp trong các cơ chế và hoạt động đa phương.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh hai nước tiến hành trao đổi về hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số và hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia. Liên quan đến nội dung này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Singapore giúp Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm cơ sở dữ liệu lớn để nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; sớm thúc đẩy kết nối hệ thống của Việt Nam với hệ thống định danh và xác thực điện tử tại Singapore nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho công dân giữa hai nước trong quá trình đi lại, sinh sống và làm việc. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn và đề nghị Singapore tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.

Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 5.
Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá cao những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt khác; theo đó đánh giá cao các văn kiện quan trọng liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được ký kết nhân dịp chuyến thăm lần này; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; triển khai các chương trình kích cầu du lịch, mở thêm các đường bay mới; mở rộng kết nối điểm đến tàu biển, tàu du lịch giữa hai nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị mở rộng hợp tác về văn hoá giữa hai nước để theo kịp hoặc tương đương với hợp tác về kinh tế.

Trao đổi về hợp tác đa phương và khu vực, hai bên đánh giá cao việc hai nước thường xuyên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong bầu cử, ứng cử vào các cơ quan, tổ chức của Liên Hợp Quốc; nhất trí phối hợp với các nước ASEAN khác thúc đẩy thương mại, tăng cường đầu tư và mở rộng hợp tác; bảo đảm đoàn kết, thống nhất và cùng các nước ASEAN khác duy trì lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do, an toàn hàng hải, hàng không; bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); tạo môi trường thuận lợi, phấn đấu xây dựng Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Việt Nam – Singapore xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh 6.
Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển nhanh chóng, chưa bao giờ tốt đẹp và toàn diện như hiện nay - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã cùng chứng kiến lễ ký 7 văn kiện giữa hai nước gồm: (i) Thỏa thuận về Chương trình nghiên cứu và Chương trình nghiên cứu theo chuyên đề dành cho cán bộ cao cấp Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn 2024 đến 2026) giữa Bộ Ngoại giao nước Việt Nam và Bộ Ngoại giao Singapore; (ii) Công thư trao đổi về việc nâng cấp Hiệp định khung Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore; (iii) Biên bản ghi nhớ về Chương trình trao đổi tài năng đổi mới sáng tạo Singapore-Việt Nam giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore; (iv) Biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực phát triển kỹ năng và lao động giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Nhân lực Singapore; (v) Ý định thư về việc tiếp tục triển khai Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước Việt Nam và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore; (vi) Biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Singapore; (vii) Biên bản ghi nhớ về thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan Hạ tầng châu Á, Singapore./.

 Theo Báo Chính Phủ

Cùng chuyên mục

Tháng 12, vận hành thử toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Tháng 12, vận hành thử toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Dự kiến, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ bắt đầu vận hành thử toàn bộ hệ thống trong tuần đầu tháng 12/2020, thời gian vận hành 20 ngày.
Những cơ hội, thách thức về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Những cơ hội, thách thức về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

DNTH: Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Thực hiện mục tiêu kép chặn ‘giặc’ COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng-an ninh

Thực hiện mục tiêu kép chặn ‘giặc’ COVID-19, phục hồi và phát...

Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 13 khóa XII của Đảng bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, đồng chí PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ đã có bài viết riêng cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Lĩnh vực TT&TT phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Lĩnh vực TT&TT phải thể hiện...

Phát biểu tại Hội nghị Giao ban Quản lý nhà nước Quý III/2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định; lĩnh vực Thông tin Tuyên truyền phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận xã hội, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Hoà hợp, hoà giải dân tộc đã thành công

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Hoà hợp, hoà giải dân tộc đã thành...

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, tiến trình hoà hợp dân tộc đã hoàn thành và chúng ta cùng chung ý chí xây dựng đất nước phát triển.
COVAX đánh giá Việt Nam tiêm chủng thông minh, hiệu quả; sẽ tiếp tục quan tâm, phân bổ vaccine cho Việt Nam

COVAX đánh giá Việt Nam tiêm chủng thông minh, hiệu quả; sẽ tiếp tục...

DNTH: Tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX đánh giá cao việc Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng rất thông minh, khoa học, minh bạch, kịp thời và hiệu quả, Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình trong triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng và phòng chống dịch. Trước đề nghị của Thủ tướng, đại diện COVAX cho biết sẽ tiếp tục quan tâm, phân bổ vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới, cố gắng hết sức thực hiện các cam kết với Việt Nam.
Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa - tinh thần "ly nông không ly hương"

Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa -...

DNTH: Tại Hội nghị đối thoại với nông dân cả nước sáng ngày 29/5, Thủ tướng đánh giá cao tinh thần dân chủ, thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, cởi mở của các đại diện nông dân, các chuyên gia, các doanh nghiệp và đại biểu, đặc biệt là những vấn đề thảo luận rất trúng và thiết thực đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, làm rõ, chia sẻ và nhất trí về nhiều vấn đề quan trọng từ định hướng chiến lược, khó khăn, vướng mắc, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Vi phạm nồng độ cồn bị phạt nặng: Nhiều lái xe chống đối, bỏ xe…

Vi phạm nồng độ cồn bị phạt nặng: Nhiều lái xe chống đối, bỏ...

Sau 4 ngày xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng gặp phải một số người điều khiển phương tiện không hợp tác đo nồng độ cồn trong khí thở, thậm chí bỏ lại phương tiện...