Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phát triển thị trường carbon
19:23 | 24/11/2023
DNTH: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định, chuyển đổi xanh là động lực mới cho tăng trưởng bền vững và đây là thời điểm then chốt để Việt Nam xác lập vị thế trong chuỗi giá trị xanh toàn cầu.
Chiều ngày 23/11/2023, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường các-bon và hàm ý chính sách với Việt Nam”.
Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu, việc xây dựng, vận hành và phát triển thị trường các-bon trở thành công cụ ngày càng quan trọng.
Với ý nghĩa đó, Hội thảo đã thảo luận về kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị cho Việt Nam về phát triển thị trường các-bon, bao gồm việc hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các cơ chế hợp tác quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng thường trực Nguyễn Minh Vũ khẳng định chuyển đổi xanh là nguồn động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Các tiêu chuẩn “xanh” đang được định hình và đẩy nhanh đi vào thực thi theo hướng gắn thương mại và đầu tư quốc tế với các tiêu chí về giảm phát thải các-bon, phát triển bền vững, lao động và môi trường.
Cùng với đó, các liên kết, sáng kiến mới gắn với các lĩnh vực xanh cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Đây là thời điểm then chốt để Việt Nam xác lập, không ngừng gia tăng vị thế trong các chuỗi giá trị xanh toàn cầu.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh phát triển thị trường tài chính xanh, trong đó then chốt là thị trường các-bon, sẽ là chìa khóa cho chuyển đổi xanh thành công, tuy nhiên sẽ không dễ dàng, nhất là với các nước đang phát triển chưa có các hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xanh đồng bộ và chất lượng.
Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng rằng các ý kiến tại Hội thảo sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích để các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cho phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chiến lược quan trọng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, trong đó có lộ trình phát triển công cụ định giá các-bon, nhất là thị trường các-bon tuân thủ.
Trước mắt, Việt Nam dự kiến đẩy nhanh xây dựng quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính; hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế và thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025.
OECD đánh giá cao những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ đặc biệt ấn tượng với cam kết phát thải ròng bằng 0 tại Hội nghị COP26 và cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển thị trường các-bon năng động, chất lượng và hiệu quả.
Các đại biểu cho biết mặc dù thị trường các-bon tuân thủ tại Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng, các doanh nghiệp của Việt Nam đã trao đổi tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon tự nguyện thế giới gần 20 năm trước. Tới nay, Việt Nam đã có 150 dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ các-bon và là một trong 4 nước có dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch đăng ký nhiều nhất.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, một số doanh nghiệp, chuyên gia châu Âu cho biết hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon của EU đã góp phần giảm phát thải, thúc đẩy tăng trưởng bền vững về lợi nhuận nhưng không làm suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo việc làm mới và thúc đẩy xây dựng quỹ xã hội về khí hậu để hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng nặng từ thuế các-bon và biến đổi khí hậu. OECD cho rằng để xây dựng hệ thống giao dịch tín chỉ các-bon, các quốc gia cần xác định rõ mục tiêu, giới hạn của hệ thống và bảo đảm minh bạch pháp lý trong các lĩnh vực liên quan.
Đại diện các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam đã có sự chuẩn bị tương đối tốt từ khu vực công, tuy nhiên cần chú trọng thúc đẩy cách tiếp cận nhiều bên, tăng cường hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực, các cấp, đặc biệt là thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo điều kiện phát triển cung, cầu trong thị trường các-bon.
Các chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các-bon bảo đảm chất lượng, làm căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các doanh nghiệp và nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết hợp đa dạng, linh hoạt các phương thức, công cụ như cơ chế phát triển sạch, cơ chế tín chỉ chung, thị trường bắt buộc và tự nguyện…
Bên cạnh việc phát huy nội lực, các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tổ chức quốc tế tham dự Hội thảo đề cao vai trò của hợp tác quốc tế, cho biết sẵn sàng chia sẻ, thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong phát triển thị trường các-bon.
Việt - Pháp cùng nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu trong nông nghiệp
DNTH: Đại sứ Pháp tại Việt Nam chia sẻ về việc tăng cường hợp tác song phương và đa phương nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đắk Nông: Chủ động các giải pháp cho mùa khô hạn năm 2025
DNTH: Trước tình trạng nắng hạn kéo dài, thiếu nước tưới gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến cây trồng trong mùa khô năm 2024. Do đó, ngay từ cuối năm 2024 lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo sở nông nghiệp cùng các địa phương...
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
DNTH: Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học...
Tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kiểm định khí thải
DNTH: Việc quy định chu kỳ kiểm định ngắn hơn đối với xe có thời gian sử dụng cao, tạo động lực chuyển đổi phương tiện, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô thị như kinh nghiệm...
Bamboo Capital bắt tay Foxlink và Micro Electricity phát triển năng lượng tái tạo
DNTH: Ngày 9/12, Tập đoàn Bamboo Capital cùng Foxlink và Micro Electricity đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận, ba doanh nghiệp sẽ cùng hợp tác để phát triển các công nghệ và giải pháp dịch vụ dữ liệu năng lượng cho...
Xác định nguyên nhân hàng tấn cá chết tại Hà Tĩnh
DNTH: Ngày 14/12, thông tin từ Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra thực tế, lấy mẫu nước tại vùng nuôi có cá chết (ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh) và bước đầu xác...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...