Vinh danh nghề làm nước mắm Nam Ô

22:35 | 05/07/2020

DNTH: Ngày 4/7, TP. Đà Nẵng tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề làm nước mắm Nam Ô.

Ảnh: VGP/Lưu Hương

Nghề làm nước mắm Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 2974/QĐ-BVHTT&DL ngày 27/8/2019.

Có tuổi đời hàng trăm năm, với hương vị thơm ngon, đậm đà, nước mắm Nam Ô từng là “sản vật” tiến vua. Tuy nhiên, không chỉ mang giá trị ẩm thực độc đáo, đây còn là một sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc, hàm chứa giá trị lịch sử, tri thức dân gian, thể hiện bản sắc cộng đồng địa phương vùng biển.

Ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết nước mắm Nam Ô đã đi sâu vào tiềm thức của người dân, không chỉ thuần giá trị vật chất, mà còn là sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc của làng quê.

Nghề làm nước mắm Nam Ô đã trải qua nhiều thăng trầm, có những lúc đứng trước nguy cơ mai một. Vì vậy Bằng chứng nhận “Nghề làm nước mắm Nam Ô” là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia là sự ghi nhận sự nỗ lực không ngừng của người dân trong việc giữ gìn nghề truyền thống và là động lực để phát huy giá trị làng nghề, đưa thương hiệu nước mắm Nam Ô đi xa hơn nữa.

Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện có 92 hộ làm nước mắm, trong đó có 54 hộ tham gia Hội làng nghề truyền thống với 10 cơ sở quy mô lớn, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng, 3 hợp tác xã và 1 doanh nghiệp.

Ông Trần Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội làng nghề nước mắm Nam Ô chia sẻ qua nhiều thế hệ, người Nam Ô hiện nay vẫn giữ được bí quyết để làm nước mắm truyền thống và tự hào khi nghề làm nước mắm được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Bà con làng nghề sẽ cố gắng nỗ lực hết mình trong việc truyền nghề, dạy nghề để bảo vệ, phát huy di sản, để di sản luôn là báu vật của người làng Nam Ô hôm nay, là tài sản thừa kế của con cháu mai sau”, ông Trần Ngọc Vinh khẳng định.

Nhân dịp này, TP. Đà Nẵng công bố Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô” với tổng kinh phí đầu tư hơn hơn 46 tỷ đồng. Đề án nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, các tập quán, sản phẩm làng chài, và bảo tồn nghề làm nước mắm truyền thống của vùng Nam Ô; tạo điều kiện cho người dân làm du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Lưu Hương

chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'

DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa

DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa

DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

XEM THÊM TIN