Vĩnh Phúc: Phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao
20:02 | 15/04/2023
DNTH: Thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, tỉnh Vĩnh Phúc đang từng bước tập trung chú trọng phát triển nền nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao để tạo ra giá trị gia tăng và đảm bảo bền vững cho ngành nông nghiệp trong tương lai.
Nông nghiệp sinh thái là gì?
Nói đến phát triển nông nghiệp bền vững là nói đến nông nghiệp sinh thái, một nền nông nghiệp cùng lúc áp dụng cả khái niệm và nguyên tắc sinh thái, xã hội vào việc quản lý các hệ thống nông nghiệp, lương thực và thực phẩm; tối ưu hóa quan hệ tương tác giữa thực vật, động vật, con người và môi trường, đồng thời chú ý đến các khía cạnh xã hội cần được giải quyết để đạt được hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững và bao trùm.
Về cơ bản, nông nghiệp sinh thái mềm dẻo trong các lựa chọn về quy mô (lớn - nhỏ), tính chất (tích hợp một phần hoặc toàn phần), giúp cung cấp các giải pháp phù hợp với bối cảnh và giải quyết các vấn đề của địa phương, khu vực.
Trên cơ sở mục tiêu bảo vệ và khai thác hoạt động chức năng của hệ sinh thái (dịch vụ sinh thái), nông nghiệp sinh thái có lợi thế thành công ở quy mô lớn, hình thức sản xuất nông nghiệp này thường dựa trên sự đồng sáng tạo kiến thức, kết hợp khoa học với kiến thức truyền thống và thực tiễn tại địa phương. Bằng cách tăng cường khả năng tự chủ và năng lực thích ứng của nhà sản xuất, nông nghiệp sinh thái còn tăng quyền cho các nhà sản xuất và cộng đồng - đóng vai trò là tác nhân tạo ra thay đổi.
Về mặt kỹ thuật, nông nghiệp sinh thái áp dụng các nguyên tắc sinh thái trong thiết kế hệ thống sản xuất nhằm tăng cường lợi ích sinh thái (như kiểm soát sinh học, thụ phấn, tái tạo dinh dưỡng, bảo vệ đất, nước…) theo các quy mô khác nhau. Các tiến trình sinh thái sẽ được đẩy mạnh trên cơ sở áp dụng công nghệ. Bởi vậy, thâm canh nông nghiệp sinh thái hiện đại có thể kết hợp với nông nghiệp chính xác và ứng dụng công nghệ số.
Gần đây, nông nghiệp sinh thái đã được các tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc đưa vào thảo luận như là một công cụ chiến lược nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
Để nông nghiệp sinh thái có điều kiện phát triển, việc tích tụ, tập trung ruộng đất thành các trang trại trung bình là một trong những giải pháp quan trọng, tạo tiền đề sản xuất trên quy mô lớn và hình thành thế hệ nông dân chuyên nghiệp làm chủ các doanh nghiệp gia đình, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, giữa các trang trại cần được hỗ trợ bởi liên kết, hợp tác trong khuôn khổ các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và các dịch vụ chuyển đổi số nhằm gia tăng hiệu quả.
Cần cải thiện các chính sách và quy định về sử dụng đất nông nghiệp để giúp nông dân dễ dàng tạo ra các hệ thống sản xuất bền vững và đa dạng hơn, như chuyển từ thâm canh lúa hoặc ngô sang các hệ thống hỗn hợp (ví dụ: lúa - tôm, trái cây, rau hữu cơ, hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trọt, nông nghiệp bảo tồn, VAC…). Các hệ thống này cần có chiến lược phát triển dài hạn, quản lý một cách hệ thống liên ngành, tích hợp kiến thức khoa học và kiến thức địa phương để tránh rủi ro trong chuyển đổi tự phát gây mất cân bằng cung cầu thực phẩm và sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Gia tăng việc tiếp cận với các thị trường có yêu cầu chất lượng cao để tăng hiệu quả sản xuất và giảm thất thoát sau thu hoạch thông qua áp dụng cơ giới hóa, canh tác nông nghiệp chính xác, nông nghiệp kỹ thuật số.
Để làm được điều đó, chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần ban hành các hình thức khuyến khích để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và áp dụng các giống cải tiến thích ứng tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Đồng thời, chú trọng công tác thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý bản địa làm vật liệu chọn tạo giống cả bằng hình thức tại nông hộ và ngân hàng gen; hỗ trợ người nông dân gìn giữ các giống cây con quý, thông qua hỗ trợ phát triển các giống địa phương thành sản phẩm đặc sản, nâng cao giá trị kinh tế sản xuất, giúp người dân gắn bó với sản xuất nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, bền vững
Nghị quyết số 19-NQ/TW yêu cầu, cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền, địa phương. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hoá, tự động hoá; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính… tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, về trồng trọt, tỉnh Vĩnh Phúc ưu tiên phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với các sản phẩm có lợi thế về điều kiện địa lý và thị trường tiêu thụ (rau, củ, quả an toàn, lúa chất lượng; chuối, thanh long; cây dược liệu như: ba kích, trà hoa vàng,…). Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa, đồng thời, thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang các cây trồng khác hiệu quả hơn, có thị trường tiêu thụ hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,… tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chủ lực của từng địa phương, tạo ra sản phẩm an toàn như: bí đỏ, bí xanh, thanh long ruột đỏ ở các huyện: Vĩnh Tường, Tam Dương, Lập Thạch; dưa chuột, cà chua, dưa hấu ở một số huyện: Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc; su su an toàn ở Tam Đảo, Lập Thạch; vùng trồng bưởi, chuối ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường…
Đồng thời, các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả hoạt động hiệu quả như: HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Kinh doanh nông sản An Hòa, HTX rau an toàn Vĩnh Phúc, HTX rau an toàn Vân Hội Xanh, HTX sản xuất rau an toàn Thanh Hà, HTX Nông nghiệp Đại Lải, HTX Rau an toàn Đại Lợi, Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp WinEco Tam Đảo, Công ty TNHH Sản xuất và phân phối nông sản sạch OFP, HTX rau hoa Tam Dương…
Các mô hình này bước đầu đã tạo được liên kết giữa các thành viên để sản xuất rau, củ, quả chất lượng, cung cấp ra thị trường, cung ứng cho các trường học, khu công nghiệp, siêu thị và một số cửa hàng kinh doanh nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh, thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành khác.
Trong chăn nuôi, tỉnh Vĩnh Phúc tập trung phát triển ngành chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, quy mô lớn trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ số tại các trang trại và doanh nghiệp lớn; khuyến khích hộ chăn nuôi truyền thống cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, hướng đến thị trường trong vùng và xuất khẩu. Đồng thời, phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.
Tỉnh ưu tiên tập trung phát triển những loại vật nuôi chủ lực, có lợi thế như: lợn, gà, bò sữa, bò thịt. Thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, quản lý chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, ngành hàng, truy xuất nguồn gốc, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. Song song với đó, tỉnh cũng di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, giảm dần các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư. Phát triển các giống vật nuôi đặc sản, chăn nuôi hữu cơ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, lợi thế cạnh tranh. Bố trí quỹ đất phù hợp cho phát triển chăn nuôi, nhất là ở những địa phương đang trồng lúa. Xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hóa chất không rõ nguồn gốc trong chăn nuôi; tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Là mô hình chăn nuôi xanh tuần hoàn đầu tiên của tỉnh, mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của HTX chăn nuôi Bình Minh, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch tọa lạc trên diện tích 2 ha được ví như khu du lịch sinh thái thu nhỏ. Nhiều năm chăn nuôi, với hướng đi mới, HTX đã khẳng định được thương hiệu thịt lợn sạch thảo quế Bình Minh trên thị trường.
Hiện tại, HTX đã có 2 sản phẩm xúc xích và thịt lợn thảo quế được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Với quy mô 500 lợn thịt, hiện mỗi tháng HTX cung cấp hơn 1 tấn xúc xích và trên 1 tấn thịt lợn thảo quế, thịt lợn an toàn cho các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng thực phẩm trong và ngoài tỉnh với tổng doanh thu từ 1.2 - 1.5 tỷ đồng.
Đặc biệt, hướng đi mới này trong chăn nuôi đã đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Anh Mạc Tuấn Hải - Giám đốc HTX cho biết: “gần 5 năm gắn bó với chăn nuôi lợn sạch theo mô hình tuần hoàn, chúng tôi chưa gặp phải dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nào. Với phương châm, chăn nuôi xanh, thân thiện với môi trường, HTX sẽ tiếp tục nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm chất lượng và mang hương vị riêng”.
Với những ưu điểm và hiệu quả vượt trội, những mô hình như HTX chăn nuôi Bình Minh đã và đang là hướng đi trọng tâm, bền vững mà ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới.
Ngoài ra, trong phát triển thủy sản, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang tập trung vào đầu tư sản xuất con giống, nâng cao chất lượng con giống truyền thống, nghiên cứu giống đặc sản, xây dựng thương hiệu cá giống của tỉnh. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức thâm canh, công nghiệp, giảm dần diện tích nuôi quảng canh cải tiến; hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung có quy mô diện tích lớn, áp dụng thực hành nuôi tốt VietGAP. Đồng thời, xây dựng các mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản theo từng loại hình nuôi để tăng năng suất.
Với những cơ chế, chính sách phù hợp tình hình thực tiễn cùng cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chủ động, đồng bộ các giải pháp phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, giảm phát thải khí nhà kính; tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp đạt trung bình 2,5%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động đạt 5,5 - 6%/năm. Tầm nhìn đến năm 2045, Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh có nền nông nghiệp phát triển bền vững, nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước.
Thế Chiến - Phạm Minh
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Nông thôn hiện đại /
- nông nghiệp sinh thái /
- Nông nghiệp xanh /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương
DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026
DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...