Vụ đại gia Phát 'dầu': 13 công ty dừng hoạt động bất thường, ai là chủ công ty?
08:45 | 12/09/2020
DNTH: Trong số 14 công ty liên quan đại gia Ngô Văn Phát (SN 1964, quê Thái Bình) vừa bị bắt tạm giam ở TP Hải Phòng có 13 công ty được thành lập nhưng chỉ trong thời gian ngắn sau đó đã dừng hoạt động, với dấu hiệu bất thường
Duy nhất một doanh nghiệp còn hoạt động
Liên quan vụ đại gia Ngô Văn Phát (SN 1964, quê tỉnh Thái Bình, còn gọi là Phát “dầu”) vừa bị Công an TP Hải Phòng khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Mua bán trái phép hóa đơn”, bị can này có liên quan tới 14 công ty. Trong số này, duy nhất Công ty CP xăng dầu Phát (Cty Dầu Phát) do ông Phát làm Chủ tịch HĐQT, ông Vũ Văn Bảy (SN 1950, quê tỉnh Thái Bình) làm giám đốc là còn hoạt động. 13 công ty còn lại được thành lập từ năm 2014 đến năm 2018 đều đã dừng hoạt động. Những công ty này do một nhóm người làm giám đốc, đại diện pháp luật và thực hiện việc nộp thuế.
Công an khám nhà đại gia Phát “dầu” tối 8/9 Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bà Đỗ Thị Thùy Dung làm giám đốc của 2 công ty, gồm: Công ty Quang Khải bắt đầu hoạt động từ 16/5/2018, trụ sở tại xã Hoà Bình (huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) đăng ký quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Thuỷ Nguyên. Công ty này đã bị khoá mã số thuế ngày 13/5/2020 vì “biến mất” khỏi địa chỉ đăng ký. Bà Dung còn là đại diện pháp luật cho Công ty TNHH Tuấn Vinh, trụ sở tại Khu đô thị mới sân bay Cát Bi, phường Đông Khê (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Công ty TNHH Tuấn Vinh hoạt động từ ngày 16/11/2017 và bị khóa mã số thuế ngày 28/5/2020, ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Cũng liên quan đại gia Phát “dầu”, đối tượng Lương Văn Giao (bị khởi tố cùng ông Phát) là giám đốc của 3 công ty, gồm: Công ty TNHH Phát triển và thương mại Minh Hảo, trụ sở tại tầng 6, tòa nhà Thành Đạt (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền), hoạt động từ ngày 14/11/2016 và dừng hoạt động từ ngày 29/5/2020; Công ty TNHH thương mại và phát triển 39 (trụ sở số 527, lô 22 Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền) hoạt động từ 12/3/2018 về lĩnh vực buôn bán kim loại, quặng kim loại và dừng hoạt động ngày 28/5/2020.
Đại gia Ngô Văn Phát
Trụ sở Công ty CP xăng dầu Phát ở Hải Phòng Ảnh: Nguyễn Hoàn
Ngoài ra, bị can Giao còn là đại diện pháp luật cho Công ty CP Kỹ thuật thương mại Minh Hảo, đăng ký ngày 10/3/2014, đặt trụ sở tại tầng 6, số 60 Trần Quang Khải, phường Quang Trung (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng). Trụ sở công ty này trùng khớp với địa chỉ đăng ký thường trú của đại gia Ngô Văn Phát - Chủ tịch HĐQT Công ty CP xăng dầu Phát. Cả ba công ty do Lương Văn Giao làm giám đốc đã cùng ngừng hoạt động trong tháng 5/2020 và chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Bà Vũ Thị Thơ cũng làm giám đốc 2 công ty liên quan đại gia Phát “dầu”, gồm: Công ty Đại Hòa Phát, đăng ký ngày 21/3/2018, trụ sở số 493 đường 5/2, phường Hùng Vương (quận Hồng Bàng). Công ty này hoạt động bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí nhưng bị khóa mã thuế từ ngày 18/9/2019. Bà Thơ cũng làm đại diện pháp luật cho Công ty Đại Lộc, đăng ký hoạt động ngày 25/10/2017, trụ sở tại số 1/270 Lê Lai, phường Máy Chai (quận Ngô Quyền). Công ty Đại Lộc đã dừng kinh doanh và bị khóa mã số thuế từ 6/6/2019.
Không hoạt động theo địa chỉ đăng ký
Ngoài ra, hàng loạt công ty khác liên quan đại gia Phát “dầu” cũng đã dừng hoạt động. Cụ thể, Công ty Dũng Phong (trụ sở xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên) đăng ký hoạt động ngày 16/5/2018 và đăng ký quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Thủy Nguyên do ông Trần Văn Thành (trú xã An Lư) làm đại diện pháp luật. Tuy nhiên, khi hoạt động chưa tròn 2 năm, công ty này đã bị khóa mã số thuế vì không hoạt động theo địa chỉ đăng ký.
Công ty Tùng Dương hoạt động ngày 24/9/2015, trụ sở số 3 Trần Khánh Dư, phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) do Trần Văn Nghĩa (SN 1984, quê tỉnh Thái Bình) làm giám đốc. Sau gần 4 năm hoạt động, công ty này hiện đã bị khóa mã số thuế.
Công ty 89 đăng ký hoạt động 22/9/2016, trụ sở 97 Lê Hồng Phong, phường Đông Khê (quận Ngô Quyền) do Lê Trung Thành làm giám đốc. Ngày 28/5/2019 công ty này bị khóa mã số thuế vì không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Công ty Đại Hoàng Lâm đăng ký hoạt động ngày 20/10/2017, trụ sở 61 Lê Thánh Tông, phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) do Phạm Hồng Thắng làm giám đốc. Ngày 6/6/2019, công ty này bị khóa mã số thuế vì không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Công ty Huy Cường hoạt động ngày 10/11/2017, trụ sở Khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi, phường Đông Khê (quận Ngô Quyền) do Mai Thị Hồng làm giám đốc. Ngày 28/5/2020, công ty này bị khóa mã số thuế vì ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Công ty Đức Phúc, đăng ký hoạt động ngày 31/10/2017, trụ sở số 13 Nguyễn Trãi, phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) do Phạm Văn Thành làm giám đốc. Công ty này cũng bị khóa mã số thuế ngày 23/7/2019, do không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Cục Thuế TP Hải Phòng cho biết, theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, phía Cục đã chuyển hồ sơ 14 công ty kể trên cho Cơ quan điều tra để phục vụ điều tra vụ án.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- mua bán trái phép hóa đơn /
- Đại gia Ngô Văn Phát /
- dấu hiệu bất thường /
- chi cục thuế /
- khu đô thị mới /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo
DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"
"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế
DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm
DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp
DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật
Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...