“Vua khoai lang” sinh ra từ...Hòn Đất

08:43 | 20/03/2018

DNTH: DN&TH; Sinh ra từ huyện Hòn Đất (Kiên Giang), Đỗ Quý Hạo từ một nông dân bình thường trở thành “Vua khoai lang” với trang trại 52 ha, xuất khẩu hàng nghìn tấn mỗi năm. Đây cũng là điển hình thi đua yêu nước không chỉ tại tỉnh Kiên Giang mà còn trên cả nước.

Xuất thân từ một gia đình nông dân, hết lớp 7 vào bộ đội, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, đi làm thuê, thậm chí là đi mót lúa rơi kiếm sống, nông dân Đỗ Quý Hạo đã mua được ruộng trồng khoai lang từ số vốn ít ỏi ban đầu. Việc trồng khoai cần cù, tiết kiệm nhưng vẫn thiếu trước, hụt sau, sản xuất mùa trúng, mùa thất, khoai lang làm ra nhiều khi không bán được ông Hạo nhận ra phải có kiến thức mới làm nông nghiệp tốt được. Nghĩ là làm, người nông dân đã kiên trì 15 năm vừa học, vừa làm và xin dự thính tại 3 trường đại học để phục vụ cho việc làm nông nghiệp của mình đặc biệt là lĩnh vực cơ khí, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh.

Kết quả, giai đoạn 1999-2004, khi côn trùng làm bọ hà hại khoai, người nông dân Ba Hạo đã áp dụng kết quả nghiên cứu của mình (cùng với GS-TS Nguyễn Công Hào – trung tâm Khoa học tự nhiên công nghệ quốc gia) dùng bẫy dụ bọ hà Pheoromon cho chúng bò lên lá khoai rồi phun thuốc đạt kết quả cao. Một kết quả nghiên cứu khác sau đó cũng thành công đó là phân bón lá trên vùng đất phèn...Tiếp đó, ông Ba Hạo không quản khó khăn tìm đến các nhà khoa học thuộc chi cục Bảo vệ thực vật Kiên Giang để được hỗ trợ sản xuất khai lang theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP để nâng cao sức cạnh tranh trong nước và nước ngoài.

“Trong những năm qua thuận lợi thì nhiều nhưng khó khăn cũng không ít. Có khi thời tiết EL Nino nắng liên tục không mưa, khi thì lượng mưa phân bố hàng tuần đất ướt không thể cày để trồng khoai được. Rồi ảnh hưởng kinh tế thế giới, sức mua giảm, giá thành hạ. Lúc đó, tôi tự nhắc mình phải thích nghi được với môi trường kinh doanh khắc nghiệt mới là nhà quản lý giỏi”. Chủ cơ sở Khoai lang nhớ lại.

Thế rồi sự kiên trì, bền bỉ người nông dân mê khoai lang cùng với áp dụng khoa học kĩ thuật và các kiến thức kinh doanh học được đã thành công khi nhãn hiệu “Khoai lang Ba Hạo” với Slogan: “Khoai lang Ba Hạo niềm tự hào của nông gia Việt Nam” ra đời và được đăng ký sở hữu trí tuệ. Thương hiệu được xác lập, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cũng được đẩy mạnh. Đó cũng là lúc người nông dân bỏ ra 5-6 tỷ đồng (một giá trị không nhỏ cách đây hàng chục năm) để đầu tư mua vật tư nông nghiệp, cơ sở hạ tầng làm khoai lang. Tiếp đó, ông Ba Hạo lại đầu tư xưởng cơ khí để chế tạo máy móc hỗ trợ sản xuất để tăng năng suất hiệu quả. Máy tự động bón phân mang tên BH1 (tức Ba Hạo 1) công xuất 7ha/ngày ra đời tương đương với sức làm 200 người, cùng với đó là máy thu hoạch BH2 thay thế cho sức làm 40 người một ngày và BH3 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, rồi sau đó là đề án máy trồng khoai lang...Tất cả giải pháp cơ giới hóa nông nghiệp đã giúp người nông dân ngày này thành ông chủ và được mọi người gọi vui với cái tên “Vua Khoai lang”, “đại gia khoai lang”...

“Vì yêu khoai lang nên tôi đã dựng vườn sưu tập, gom 26 giống khoai lang để chăm sóc, tìm hiểu; mua kính hiển vi lập phòng thí nghiệm. Cũng vì yêu khoai lang mà hàng ngày tôi cập nhật thông tin trên mạng, dowload ảnh mây vệ tinh, dự báo thời tiết để trồng khoai tốt hơn; cũng vì yêu khoai lang mà tôi lập xưởng cơ khí để phục vụ sản xuất khoai lang áp dụng công nghệ để xuất khẩu cạnh tranh được với nông sản của các nước bạn...Để chắp cánh cho khoai lang Việt Nam đi xa hơn, được nhiều người biết tới hơn, tôi đã lập web site chuyên về khoai và truyền nghề lại cho các sinh viên học ngành Nông học”. Vua khoai lang chia sẻ về tình yêu với khoai lang và trăn trở chưa bao giờ dứt để phát triển nông sản Việt Nam.

Ông Đỗ Quý Hạo đạt nhiều giải thưởng: Điển hình sáng tạo Việt Nam; Sao Thần nông; Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Kiên Giang; được tham gia Người đương thời VTV1 – 2 kỳ và đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc nhiều năm.

Lê Nguyễn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN