World Bank: Việt Nam là một trong số các quốc gia trung lưu đang trỗi dậy mạnh mẽ
10:29 | 13/12/2018
DNTH: Trong báo cáo "Đông Á phục hưng" World Bank đã nêu ra 10 đánh giá về đất nước Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau.
1. Quốc gia trung lưu đang trỗi dậy mạnh mẽ: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philipines được đánh giá là đang có những bước tiến lớn cả về kinh tế lẫn các lĩnh vực khác. "Năm nền kinh tế lớn này của ASEAN đã nổi lên như là nhà xuất khẩu lớn, đằng sau các nền kinh tế thu nhập cao và Trung Quốc".
2. Tiếp cận công nghệ số không đồng đều: Ở Việt Nam, 75% hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu (thu nhập từ 15 USD/ngày, tức khoảng 340 nghìn VND trở lên) thường xuyên sử dụng Internet. Tầng lớp nghèo và rất nghèo hầu như không tiếp cận được với Internet. So với Indonesia, tỷ lệ tiếp cận Internet của Việt Nam ở tầng lớp giàu bằng khoảng 80% quốc gia có nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên ở Indonesia, ngay cả những người nghèo nhất trong xã hội, 25% vẫn được sử dụng mạng.
3. Giảm nghèo đáng kể: Năm 2002, tỷ lệ dân số rất nghèo chiếm tới hơn 35%. Hơn 80% dân số là người nghèo và cận nghèo, thì đến năm 2016, con số này giảm xuống dưới 30%. Khoảng 60% dân số đáp ứng được mức sống cơ bản, và tầng lớp trung lưu trở lên chiếm 10%.
4. Số lượng và mật độ robot công nghiệp được sử dụng trong sản xuất thấp: Lượng người máy được sử dụng trong sản xuất của Việt Nam thuộc nhóm thấp trong khối ASEAN-6. Lượng và mật độ ở Việt Nam, Indonesia và Philipines thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan và Malaysia, và cực thấp nếu so với Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc.
5. Tích cực đổi mới công nghệ và các đầu vào sản xuất: Tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cho sáng tạo phát triển R&D và đào tạo lao động ở mức khá cao, nhưng đầu tư cho bản quyền công nghệ thì lại thấp. So sánh trong khu vực, đầu tư đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn Philipines nhưng cao hơn Malaysia, Thái Lan, Lào và Campuchia.
6. Chênh lệch giàu nghèo cao ở thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc: Tỷ lệ nghèo cả nước khoảng 10%, nhưng chỉ có chưa tới 3% dân thành thị là người nghèo. Trong khi đó ở nông thôn, tỷ lệ nghèo lên tới 15%. Tương tự, có chưa tới 5% người Kinh và người Hoa là người nghèo, thì gần 45% cư dân ở vùng dân tộc thiểu số vẫn đang chống chọi với nghèo đói.
7. Xu hướng xuất khẩu lao động gián tiếp cao: Giai đoạn 1990, có khoảng 5 triệu lao động Việt Nam xuất khẩu trực tiếp (sang nước ngoài làm việc), trong khi lượng lao động gián tiếp (làm việc cho doanh nghiệp FDI) chỉ bằng khoảng 1/5.
Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư nhiều hơn, thì lượng xuất khẩu lao động gián tiếp tăng vọt. Đến năm 2010, xuất khẩu lao động gián tiếp của Việt Nam chính thực vượt xuất khẩu lao động trực tiếp.
9. Bất bình đẳng giảm chủ yếu nhờ trợ cấp bằng hiện vật: Hệ số GINI của Việt Nam được cải thiện chủ yếu nhờ hình thức trợ cấp bằng hiện vật. Phần nhỏ phụ thuộc vào thuế trực tiếp và ủng hộ trực tiếp của người giàu cho người nghèo. Các loại thuế gián tiếp có tác động âm đến hệ số GINI.
10. Cơ cấu hình thức sở hữu doanh nghiệp tương đối đồng đều: Giai đoạn trước năm 2000, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước rất cao so với tư nhân và nước ngoài. Nhưng tỷ lệ này bắt đầu có xu hướng cải thiện từ năm 2005, đến những năm 2007-2008 thì gần như đồng đều, sau đó duy trì tương đối ổn định.
Theo Trí thức trẻ
Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9
Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.
Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên
Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...
Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam
Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.
75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố
Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ
Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam
Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...