Chủ tịch VCCI:

Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải bắt đầu từ doanh nhân và doanh nghiệp

19:50 | 15/04/2025

DNTH: Ngày 15/4 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Doanh nhân-VCCI tổ chức diễn đàn Văn hóa doanh nhân năm 2025 với chủ đề: “Kinh doanh có trách nhiệm”, thu hút sự tham gia của gần 200 đại biểu gồm các nhà quản lý, chuyên gia, lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp, Doanh nhân trong cả nước...

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI nhận định, năm 2024 vừa qua đi, chúng ta đã tiến sát đến cột mốc 40 năm đổi mới, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng cả năm ước đạt hơn 7%, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao. Năm 2025 chúng ta phấn đấu tăng trưởng cao hơn, ở mức 8%, làm tiền đề cho các năm tiếp theo tăng trưởng hai con số để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2030 và 2045. Để thực hiện các mục tiêu này, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là các doanh nhân, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò nòng cốt, quan trọng nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
 
Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải bắt đầu từ doanh nhân và doanh nghiệp 1
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu tại diễn đàn Văn hóa doanh nhân năm 2025 vừa diễn ra chiều ngày 15/4/2025 tại Hà Nội.
“Trong hành trình xây dựng và phát triển đất nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã và đang không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, điều làm nên bản sắc và sức mạnh nội lực thực sự của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở quy mô tài sản hay doanh thu, mà còn nằm ở chính văn hóa của doanh nghiệp đó – những giá trị mà doanh nghiệp lựa chọn, nuôi dưỡng và lan tỏa”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Chủ tịch VCCI khẳng định, Nghị quyết 41-NQ/TW đã đưa ra nhiệm vụ xây dựng văn hóa kinh doanh gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hóa kinh doanh thế giới. Xây dựng những giá trị, các chuẩn mực của văn hóa kinh doanh quốc gia chính là yếu tố cốt lõi để thành công, “văn hóa soi đường doanh nhân đi”. Vì vậy, để xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải bắt đầu từ doanh nhân và doanh nghiệp. 
Đối với doanh nhân, ngày 19/5/2022, VCCI đã công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh  nhân Việt Nam gồm: Tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Sáu quy tắc này cũng đã được đưa vào sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 để dạy cho các em học sinh. 
 
Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải bắt đầu từ doanh nhân và doanh nghiệp 3
Toàn cảnh sự kiện.
Được biết, VCCI cũng đang tích cực triển khai thực hiện đề án “Thúc đẩy xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2024-2030” mà hoạt động diễn đàn hôm nay là một trong số những hoạt động này.
Ông Phạm Tấn Công cam kết: "VCCI đã xác định việc xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh, đạo đức, văn hóa doanh nhân là một trong ba nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ này. Chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức kinh doanh, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm xã hội, nâng cao năng lực quản trị, và gìn giữ những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong môi trường kinh doanh hiện đại".
Tham dự và phát biểu tại sự kiện, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đánh giá cao những đóng góp, thành tựu của VCCI trong việc tập hợp sức mạnh của các doanh nghiệp trong cả nước, tiên phong thúc đẩy văn hóa kinh doanh Việt Nam để các doanh nhân, doanh nghiệp hướng tới "Lợi ích hài hòa – Phát triển bền vững", vì mục tiêu “Doanh nghiệp vững mạnh – Quốc gia thịnh vượng”. Điều này hoàn toàn phù hợp với đường lối của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy con người làm trung tâm.
Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh phải bắt đầu từ doanh nhân và doanh nghiệp 2
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu tại diễn đàn Văn hóa doanh nhân năm 2025.
Để hiện thực hóa mục tiêu "kinh doanh có trách nhiệm", ông Phan Xuân Thủy đề nghề các doanh nhân, doanh nghiệp tích cực thực hiện các nhiệm vụ, coi đạo đức là "thương hiệu" cốt lõi, tuân thủ pháp luật, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chung tay giải quyết các vấn đề xã hội.  Với VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp cần tiếp tục lan tỏa 6 Quy tắc Đạo đức Doanh nhân Việt Nam, kết nối doanh nghiệp với các giá trị văn hóa dân tộc. Đối với các cơ quan quản lý, cần sớm hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp phát triển bền vững.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lời cảm ơn của Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

DNTH: Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý vị, những độc...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

DNTH: Ngày 21/6/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

DNTH: Sáng 21/6, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu Nông thôn đã long trọng tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) – mốc son quan trọng của nền báo chí dân tộc

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đang bị lũ quét và sạt lở đất đe doạ

DNTH: Trước nguy cơ mưa lớn kéo dài có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, chiều 20/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung các biện pháp ứng phó.

Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy

DNTH: Chủ tịch nước khẳng định, với sứ mệnh của mình, báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy, phải là người xung kích, tiên phong.

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

DNTH: Chiều tối 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam...

XEM THÊM TIN