Xây sai giấy phép, chủ đầu tư dự án Green Pearl bị 'tuýt còi'
10:32 | 18/04/2020
DNTH: UBND quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) vừa xử phạt 40 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức chủ đầu tư dự án Green Pearl ở số 378 Minh Khai vì xây dựng sai giấy phép.
Liên quan đến những sai phạm tại Dự án Green Pearl 378 Minh Khai (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty cổ phần Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức, làm chủ đầu tư.
Mới đây, UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã ký quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức số tiền 40 triệu đồng.
Lý do bị xử phạt là vì hành vi xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp.
Theo quyết định xử phạt, Công ty cổ phần Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức do bà Lê Thị Ánh Ngọc làm Tổng Giám đốc, được cấp phép xây dựng 69 căn nhà ở thấp tầng hệ khung cột dầm sàn BTCT chịu lực, tường xây gạch 110mm và 220mm, tổng chiều cao các công trình 13,8m gồm 3 tầng và tum thang trên các lô đất.
Quyết định xử phạt hành chính chủ đầu tư dự án Green Pearl. |
Tuy nhiên, hiện trạng khu nhà ở thấp tầng này đã xuất hiện các công trình vi phạm: Tại khu nhà ở thấp tầng No1A (ô đất số 02) đã xây dựng hợp khối 04 lô đất A2, A3 thành 02 căn hộ. Diện tích xây dựng lô đất A2 và A3 là 137,89m2;
Tại khu nhà ở thấp tầng N02A (ô đất số 03) đã xây dựng hợp khối 06 lô đất C2 và C3 thành 3 căn hộ. Diện tích xây dựng lô đất C2 và C3 là 107,14m2.
Cũng theo quyết định xử phạt của UBND quận Hai Bà Trưng, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (ngày 9/4/2020 -PV), Công ty cổ phần Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức phải làm đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh GPXD. Hết thời hạn, công ty không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt GPXD điều chỉnh sẽ bị xử lý theo quy định.
“Sau khi được cấp GPXD điều chỉnh, công ty phải tháo dỡ phần công trình không phù hợp với giấy phép được cấp thì mới được thi công xây dựng”, quyết định xử phạt nêu rõ.
Trao đổi với báo Giao Thông, đại diện Đoàn LS TP Hà Nội cho rằng, bên cạnh trách nhiệm của chủ đầu tư thì cơ quan, cán bộ được phân công nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động xây dựng, quản lý đất đai cũng thiếu trách nhiệm trong công vụ của mình nên đã để xảy ra tình trạng sai phạm nêu trên.
Do đó, Luật sư cho rằng, cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra rà soát kỹ hơn về hành vi thiếu trách nhiệm của các cán bộ trong sự việc này.
"Trường hợp các công chức, cán bộ có vi phạm rõ rệt tuy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự cũng cần áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định”, luật sư nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu, năm 2018, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã đưa ra kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003-2016, trong đó chỉ ra một loạt các sai phạm tại dự án Green Pearl 378 Minh Khai.
Kết luận cho thấy: Nguồn gốc đất trước khi chuyển mục đích do Công ty dệt Phong phú thuê làm nhà máy chỉ khâu. Năm 2011, UBND TP Hà Nội cho phép chuyển mục đích để liên doanh thành lập Công ty cổ phần Phát triển nhà Phong Phú – Deawon – Thủ Đức thực hiện dự án.
Tại kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, dự án Green Pearl 378 Minh Khai thực hiện sai phương án quy hoạch.
Cụ thể, dự án được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận điều chỉnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc ngày 18/8/2014, không phù hợp với quy hoạch phân khu H2-4 tỷ lệ 1/2000 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 27/11/2015, vi phạm nghị định của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
Kết luận thanh tra khẳng định: "Vi phạm này đã làm giảm diện tích cây xanh khu đất E1-CX1 xuống gần 3 lần, từ 7.600 m2 xuống còn 2.573,7 m2".
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ xác định không đúng tiền sử dụng đất phải nộp của dự án. Kết luận cho thấy, khi Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND TP Hà Nội phê duyệt tiền sử dụng đất dự án đã không loại khoản thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% trong suất đầu tư khi xác định chi phí xây dựng, đưa khoản chi phí kiểm định và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình (1%) chi phí xây dựng vào tổng chi phí phát triển để giảm trừ khi xác định giá thu tiền sử dụng đất không đúng quy định với tổng số tiền khoảng 54 tỷ đồng.
Đối với những sai phạm nêu trên tại dự án Green Pearl, TTCP chỉ rõ trách nhiệm thuộc UBND TP Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Hội đồng thẩm định giá, UBND quận Hai Bà Trưng.
PV
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Phong Phú - Daewon - Thủ Đức /
- Green Pearl /
- dự án Green Pearl /
- Xây sai giấy phép /
- chủ đầu tư /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...