Xu hướng mua sắm dịp Tết Ất Tỵ 2025

10:43 | 16/01/2025

DNTH: Tiết kiệm; chú trọng giá cả, chất lượng và tính ứng dụng; chuyển hướng sang mua sắm online là những xu hướng dự kiến thống trị thị trường mua sắm dịp Tết này.

Tết Nguyên đán năm nay đến khá sớm, do đó chỉ vừa mới hết Tết Dương lịch, không khí mua sắm Tết tại Việt Nam đã bắt đầu rộn ràng. Tuy nhiên các khảo sát và nghiên cứu cho thấy bối cảnh kinh tế và tâm lý người tiêu dùng năm nay vẫn còn một số khó khăn nhất định.
 
12.jpg
Tiết kiệm là xu hướng mua sắm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Theo khảo sát của Buzzmetric, người tiêu dùng Việt Nam mang tâm lý thận trọng, hứng thú khi mua sắm Tết cũng giảm bớt phần nào. Đồng thời người tiêu dùng cũng theo xu hướng đơn giản hóa ngày Tết, tiết chế mua sắm ăn uống, mà dành thời gian cho gia đình và cá nhân.

Tuy nhiên, Tết Âm lịch vẫn là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt, vậy nên nhu cầu hàng Tết vẫn cao. 34,4% người Việt vẫn ưu tiên chi tiêu cho quà Tết. Điều này trở thành động lực mua sắm chính.

Trong bối cảnh kinh tế và tâm lý người tiêu dùng như vậy, mùa mua sắm Tết năm nay nổi bật hai xu hướng chính.

Thứ nhất, người tiêu dùng cân nhắc yếu tố giá cả nhiều hơn trước và ưu tiên sản phẩm thiết yếu và chăm sóc sức khỏe. Thay vì chọn hàng xa xỉ, người Việt chuyển hướng sang các mặt hàng thiết yếu và những dịch vụ cơ bản, bao gồm:

Thực phẩm chức năng - dinh dưỡng (45%): Từ sau đại dịch COVID-19, người Việt quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, vậy nên họ ưu tiên các mặt hàng có nguồn gốc thiên nhiên, lành mạnh và giàu dinh dưỡng.

Chăm sóc cá nhân (43%): Tâm lý chung của người Việt là năm mới mọi thứ đều phải mới, từ đó đặt ra những mục tiêu về làm mới, phát triển bản thân. Vậy nên họ sẽ có nhu cầu mua sắm các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, v.v.. Điều này đặc biệt đúng với thế hệ Gen Z và Millennial.

Thời trang (45%): Người tiêu dùng Việt Nam vẫn luôn có nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép rất lớn trong dịp Tết. Quần áo mới không chỉ là cách để người tiêu dùng cầu mong một năm mới may mắn, mà còn đáp ứng nhu cầu chơi Tết trong những ngày nghỉ kéo dài này.

Thực phẩm và đồ uống không cồn (42% và 38%): Giống quần áo, thực phẩm - đồ uống có cồn là các sản phẩm thiết yếu trong dịp Tết, phục vụ nhu cầu sum họp, chiêu đãi gia đình bạn bè.

Thứ hai, người tiêu dùng ưu tiên tính tiện lợi, đơn giản và tiết kiệm. Chính vì vậy mua sắm online trên các sàn TMĐT dần lên ngôi. Người tiêu dùng chuộng TMĐT nhờ sự tiện lợi và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như voucher giảm giá hoặc miễn phí ship. Theo Grab, 49% người tiêu dùng lựa chọn kết hợp cả phương thức offline và online để mua sắm cho dịp Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, Shopee cho biết người dùng Việt đã dành ra 260 triệu giờ đồng hồ để theo dõi các chương trình mua sắm giải trí trên Shopee Live và Shopee Video. Đồng thời, vì Tết đến sớm, nên người tiêu dùng cũng bắt đầu mua sắm sớm hơn để tránh tình trạng hết hàng, vận chuyển trễ.

Trước xu hướng của thị trường và tâm lý, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng có những chiến lược để có một mùa doanh số Tết trọn vẹn.

Điều quan trọng đầu tiên là bình ổn thị trường, tránh tình trạng khan hiếm hàng. Đơn cử, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Công thương cho biết, các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường đã chuẩn bị hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.000 tỷ đồng dành cho hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các doanh nghiệp cũng sẵn sàng tăng sản lượng và tổ chức bán hàng lưu động để ứng phó với tình huống thiếu hàng cục bộ.

Khi giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp tập trung vào chất lượng, yếu tố độc đáo, tiện lợi và giá cả cạnh tranh. Đồng thời, họ không ngại triển khai các chương trình khuyến mãi mạnh như giảm 50% hoặc mua 1 tặng 1 để kích cầu mua sắm cả trên kênh online và những điểm mua hàng trực tiếp truyền thống.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các doanh nghiệp và những chương trình kích cầu, sức mua dịp Tết Nguyên đán 2025 dự kiến tăng 5%. Doanh số bán lẻ online dự kiến tiếp tục bùng nổ trong dịp này, với kỳ vọng tăng 45-47% so với dịp Tết 2024. Đây là những tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm, đơn giản hóa mua sắm.

 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/xu-huong-mua-sam-dip-tet-at-ty-2025-10149008.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá heo hơi hôm nay 16/1: tăng giảm không đồng nhất

DNTH: Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 16/1 giảm nhẹ tại miền Bắc và miền Trung, tiếp đà tăng tại miền Nam, mua bán trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg.

Gần Tết, giá đặc sản tôm khô Cà Mau tăng kỷ lục

DNTH: Tết Nguyên đán 2025 đến gần, tôm khô, đặc sản nổi tiếng nhất của tỉnh Cà Mau, bất ngờ tăng giá kỷ lục.

Vàng tiếp tục tăng mạnh

DNTH: Giá vàng hôm nay (16/1), thị trường quốc tế có phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp so với phiên trước. Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi tại Mỹ tháng 12/2024 giảm thấp hơn kỳ vọng. Giá vàng trong nước, cả SJC và nhẫn cùng bật...

Tỷ giá USD: Thị trường tự do giảm sâu

DNTH: Tỷ giá USD hôm nay (16/1), thị trường tự do và các ngân hàng thương mại cùng giảm giá trao đổi USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.338 đồng.

Giá cà phê: 2 sàn cùng tăng trở lại nhờ 1 yếu tố

DNTH: Giá cà phê hôm nay 16/1/2025 trong khoảng 115.000 - 115.500 đồng/kg. Cà phê trên sàn New York quay đầu leo dốc, trong khi sàn London tăng trở lại sau mấy phiên giảm liên tiếp từ đầu tuần. Thông tin lạm phát của Mỹ giúp 2 sàn cà phê tăng...

Giá gạo giảm nhẹ

DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 16/1 tại thị trường trong nước điều chỉnh giảm nhẹ 100 đồng/kg với mặt hàng gạo. Thị trường giao dịch mua bán tiếp tục chậm, nông dân chào bán lượng khá lúa Đông Xuân cho thu hoạch dịp Tết Nguyên...

XEM THÊM TIN