Xuất khẩu lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo hiệp định EVFTA

14:53 | 16/09/2020

DNTH: Hôm nay ngày 16/9, Việt Nam đã chính thức xuất khẩu lô cà phê đầu tiên với trọng lượng 296 tấn sang Châu Âu theo Hiệp định EVFTA.

Cụ thể, tại thành phố Pleiku, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình lễ xuất khẩu 296 tấn cà phê của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp vào thị trường Châu Âu (EU) theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, cà phê là một trong 13 nông sản chủ lực quốc gia, với lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo.

Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600 nghìn hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên và các vùng trồng cà phê khác của Việt Nam.


xuất khẩu lô sản phẩm cà phê của Việt Nam đi một số nước Châu Âu theo Hiệp định EVFTA

Xuất khẩu lô sản phẩm cà phê của Việt Nam đi một số nước Châu Âu theo Hiệp định EVFTA


Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỉ USD/năm (chiếm 17,4% về lượng và 9,5% về giá trị xuất khẩu cà phê của thế giới).

Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2-1,4 tỉ USD/năm trong 5 năm qua).

Để tiếp tục triển khai Hiệp định EVFTA có hiệu quả, đặc biệt trong ngành hàng cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tiếp tục hướng dẫn người dân sản xuất cà phê được chứng nhận do các nhà nhập khẩu châu Âu yêu cầu, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Cùng đó, đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, sở chế bảo quản các sản phẩm cà phê; chuyển đổi bộ giống cà phê theo hướng nâng cao chất lượng, tăng thị phần cà phê đặc sản, tiếp tục đăng ký chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương mình.

Ngoài ra, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam cần nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cung cấp thông tin kịp thời cho các thành viên về cơ chế, chính sách ưu đãi, hàng rào về kỹ thuật, thông tin thị trường để các doanh nghiệp sớm nắm bắt và có điều chỉnh kịp thời.

Các doanh nghiệp chủ động chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với các sản phẩm cà phê.

Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ, mẫu mã sản phẩm đặc biệt là công nghệ chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu sang châu Âu. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm cà phê.

Mai Quỳnh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

XEM THÊM TIN