Xuất khẩu tôm đổi hướng thị trường những tháng cuối năm
15:23 | 06/08/2024
DNTH: Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành tôm đang đối mặt với hai vấn đề lớn đó là giá xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường thấp do phải cạnh tranh với sản phẩm đến từ Ecuador, Ấn Độ.
Vấn đề nữa là dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, chưa được khắc phục, có khả năng gây thiếu nguyên liệu cho chế biến trong nửa cuối năm 2024. Các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam đổi hướng thị trường trong những tháng cuối năm 2024.
Đại diện VASEP cho biết, tại thị trường Mỹ, lạm phát vẫn cao. Cước tàu biển cũng tăng đột biến lên 40% nữa từ tháng 5 do chiến tranh ở Trung Đông và Trung Quốc gom container rỗng để dự phòng xuất hàng cho Mỹ trước kỳ hạn bị áp thuế mới. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh về giá với tôm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia trên thị trường Mỹ. VASEP dự báo, những tháng tiếp theo cho đến cuối năm, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ tập trung hơn vào thị trường Trung Quốc do Mỹ áp thuế cao. Vì vậy, tôm của Việt Nam xuất vào Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực về giá đặc biệt là tôm sú nguyên con, thẻ nguyên con ...
Chuyên gia Phùng Thị Kim Thu cho rằng, theo quy luật thị trường, kể từ quý III trở đi là giai đoạn các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho dịp lễ, Tết cuối năm. Do đó, giá tôm từ quý III trở đi nhiều khả năng sẽ được cải thiện tốt hơn so với hiện tại, nhưng cũng khó có khả năng tăng mạnh.
Dù đối mặt với nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Ví dụ như thị trường Mỹ tuy có sức tiêu thụ lớn nhưng tôm Việt gặp bất lợi trong cạnh tranh với tôm giá rẻ đến từ Ecuador và Ấn Độ và gần đây là giá cước vận tải tăng mạnh. Do đó, hầu hết doanh nghiệp đều giảm tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này; chuyển hướng sang các thị trường gần như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc… Có doanh nghiệp chủ động về hoạt động nuôi, đề ra giải pháp nuôi và thu hoạch để bán được giá tốt hơn.
Những tháng cuối năm, kỳ vọng các thị trường nhập khẩu chính sẽ có tín hiệu tốt hơn. Các vấn đề tồn kho và khó khăn vận tải sẽ giảm bớt, nhu cầu phục hồi và giá tăng trở lại. Nếu đúng theo kịch bản này thì mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, đảm bảo mục tiêu về đích của ngành tôm năm 2024, bà Thu cho biết thêm.
Hiện nay, các quốc gia có lợi thế về nguồn nguyên liệu tôm giá rẻ như Ecuador và Ấn Độ cũng đang dần định hướng phát triển sản phẩm tôm chế biến để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hướng đi này được xem như là giải pháp vượt rào thuế chống bán phá giá tại Mỹ hay các quỹ định cạnh tranh tại thị trường châu Âu.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho biết, khả năng đẩy mạnh năng lực chế biến tôm của hai quốc gia Ecuador và Ấn Độ hoàn toàn khác biệt với ngành tôm Việt Nam. Nguyên nhân chính là vì nguồn nguyên liệu tôm của hai quốc gia này quá lớn, cộng với làm mặt hàng chế biến mất nhiều thời gian hơn, đòi hỏi trình độ lao động trong sản phẩm nhiều hơn. Vì vậy, lựa chọn đánh vào phân khúc thị trường sản phẩm tôm chế biến sâu có thể trở thành lợi thế của tôm Việt Nam.
Ở phân khúc thị trường này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam tập trung vào mẫu mã đẹp, đồng đều và chất lượng ổn định. Nếu các quốc gia Ecuador và Ấn Độ tập trung vào thị trường châu Âu thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hướng sản phẩm của mình vào thị trường châu Á đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông Lê Văn Quang Chủ tịch Tập đoàn thủy sản Minh Phú nhận định, nhiều mặt hàng tôm chế biến của Việt Nam có giá trị tăng cao mà những quốc gia Ecuador và Ấn Độ không chế biến được hoặc chế biến được ít. Gần đây, các nước sản xuất tôm nguyên liệu đều đã bắt đầu tham gia cuộc đua chế biến. Chẳng hạn, Ecuador có dây chuyền sản xuất hàng chế biến giá trị gia tăng khoảng 91 tấn tôm thẻ chân trắng nguyên liệu/ngày. Còn Ấn Độ cũng có chiến lược đầu tư chế biến sâu làm vũ khí cạnh tranh.
Ecuador và Ấn Độ đang có giá thành tôm nguyên liệu rất rẻ, chưa kể vị trí địa lý cũng gần với những thị trường chính như châu Âu và Mỹ. Thậm chí, Trung Quốc có tới 1.000 nhà máy chế biến tôm, từ nhập khẩu tôm nguyên liệu để phục vụ nội địa nhưng lại nhập khẩu nhiều tôm sú luộc của Việt Nam.
Tôm Việt có chỗ đứng ở nhiều thị trường ưa chuộng các sản phẩm chế biến sâu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Anh, Mỹ, EU... Theo các chuyên gia, tôm Việt chế biến rất phong phú, trình độ chế biến chung của doanh nghiệp được thị trường ngoại đánh giá cao, tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn. Hiện Việt Nam có nhiều sản phẩm tôm giá trị gia tăng nổi bật như tôm bao bột, tôm chiên, tôm tẩm gia vị, tôm xẻ bướm, tôm xiên que, tôm tempura, tôm nobashi, há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng...
Đặc biệt, hàng giá trị gia tăng của Việt Nam tại thị trường Nhật vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nguồn cung khác như Ấn Độ, Ecuador. Đó là chưa kể người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm thời gian nên sản phẩm tiện lợi, dễ chế biến ngày càng được chú ý.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/xuat-khau-tom-doi-huong-thi-truong-nhung-thang-cuoi-nam-20240806151935914.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- thị trường cuối năm /
- xuất khẩu tôm /
- Xuất khẩu /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt
DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD
DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn
DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.
Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg
DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.
Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục
DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
DNTH: Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...