Xuất nhập khẩu Quảng Bình thua lỗ, bị hủy niêm yết cổ phiếu QBS
13:48 | 10/04/2024
DNTH: Sau khi kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã: QBS) bị lỗ tới 41 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với số lỗ 22 tỷ đồng trên báo cáo tự lập. Cổ phiếu QBS vừa bị HoSE thông báo hủy niêm yết bắt buộc.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình là một trong số doanh nghiệp kinh doanh phân bón nông nghiệp, hóa chất hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Để huy động thêm nguồn lực, công ty đã niêm yết 69,33 triệu cổ phiếu QBS lên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào ngày 17/5/2022, tương ứng vốn điều lệ 693,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau gần 3 năm lên sàn HoSE, cổ đông chưa được hưởng lợi hay nhận cổ tức vì công ty thua lỗ triền miên, lại sắp đối mặt với việc cổ phiếu QBS bị hủy niêm yết bắt buộc. Theo công văn số 579/SGDHCM-NY ngày 3/4, HoSE cho biết đã nhận được Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã: QBS).
Theo đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY, chi nhánh Hà Nội đã từ chối đưa ra ý kiến đối với Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của Công ty này.
Do đó, HoSE sẽ thực hiện hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu QBS của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình căn cứ theo quy định cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp: “Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp”.
Công ty kiểm toán UHY cho biết, tại ngày 31/12/2023, đơn vị kiểm toán không thể tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, cũng như không thực hiện được thủ tục thay thế. Kiểm toán không thể đánh giá được tính hiện hữu và giá trị hàng tồn kho là 55,3 tỷ đồng, cũng như giá trị phải trích lập hàng tồn kho.
Đáng nói là, tại thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023, Công ty kiểm toán UHY chưa nhận được số dư của các khoản công nợ gồm: khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác tại ngày 31/12/2023 với số tiền lần lượt là 404,52 tỷ đồng, 43,08 tỷ đồng và 0,74 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không có cơ sở để đánh giá tính hiện hữu, tính đầy đủ và giá trị của 3 khoản nợ này.
Do đó, Công ty kiểm toán UHY từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2023 của Xuất nhập khẩu Quảng Bình.
Báo cáo tài chính năm 2023 cho thấy, QBS hiện ghi nhận Khoản phải thu chủ yếu từ 8 công ty như Công ty CP Thương mại Abavia Việt Nam (132 tỷ đồng), Công ty CP Phát triển phân bón Đình Vũ (107 tỷ đồng), Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Hoàng Cầu (131,5 tỷ đồng), Công ty CP XNK Hà Nội (99 tỷ đồng), Công ty CP 5FOODS (68 tỷ đồng)… Tổng số tiền phải thu từ nhóm này là hơn 547,5 tỷ đồng.
Trong đó, các khoản phải thu từ Abavia Việt Nam, Phân bón Đình Vũ, Đức Nguyễn –VT đã xếp vào nhóm nợ xấu, khiến công ty phải trích dự phòng tới 148 tỷ đồng. Đây chỉ là một phần trong tổng số nợ xấu 433 tỷ đồng mà QBS chưa thể thu hồi từ hàng chục công ty đối tác, khách hàng, khiến công ty lâm vào tình cảnh khó khăn tài chính.
Bên cạnh đó, khoản trả trước cho người bán lớn nhất là cho Công ty CP XNK Đức Nguyễn – VT (38 tỷ đồng), Công ty CP hóa chất Phúc Lâm (4,46 tỷ đồng).
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu QBS đã bị bán tháo, giảm sàn 5 phiên liên tiếp xuống vùng 1.460 đồng/CP trong phiên sáng ngày 10/4. Mức giá hiện tại đã giảm tới 85,4% so với mệnh giá cổ phần, tương ứng vốn hóa công ty này đã “bốc hơi” mất tới 592 tỷ đồng, chỉ còn lại 101 tỷ đồng.

Hiện công ty này vẫn chưa có bất cứ công bố thông tin giải trình về diễn biến cổ phiếu QBS giảm sàn liên tiếp 5 phiên theo quy định hiện hành.
Nhìn lại lịch sử giao dịch của QBS cho thấy, cổ phiếu này có biến động tăng/giảm mạnh trên sàn HOSE. Sau khi niêm yết, QBS giảm 37% so với ngày đầu lên sàn HoSE, xuống 2.700 đồng/CP. Tuy nhiên, QBS sau đó đã có chuỗi ngày tăng miệt mài lên đỉnh 9.500 đồng/CP, với thanh khoản 2-14 triệu đơn vị mỗi phiên. Nhưng sau đó QBS quay đầu giảm sâu cùng nhịp giảm của thị trường chung, khiến nhà đầu tư, cổ đông bị thiệt hại nặng.
Trong 3 năm niêm yết trên sàn HoSE, hoạt động kinh doanh của Xuất nhập khẩu Quảng Bình cũng diễn biến trồi sụt thất thường như cổ phiếu. Chỉ trừ năm 2021 là năm đầu tiên lên sàn HoSE, công ty này báo lãi sau thuế 111 tỷ đồng và doanh thu thuần tăng kỷ lục đạt 1.529 tỷ đồng. Còn các năm 2020, 2022-2023, công ty đều báo lỗ lớn.
Hai năm 2022-2023, doanh thu của QBS sụt giảm mạnh xuống còn 359 tỷ đồng và 453 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lần lượt bị âm 138,7 tỷ đồng và 41 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với mức lỗ 22 tỷ đồng trên báo cáo mà công ty tự lập).
Giải trình về vấn đề này, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình cho biết, nguyên nhân do Ban điều hành công ty đã đánh giá lại đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán nên đã trích lập bổ sung dự phòng nợ phải thu khó đòi với tổng số tiền 18,9 tỷ đồng. Điều này khiến cho số thua lỗ năm 2023 sau kiểm toán bị tăng lên.
Sau nhiều năm làm ăn thua lỗ, tổng số lỗ lũy kế đến cuối năm 2023 của Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã lên tới 261,2 tỷ đồng. Điều này khiến cho vốn chủ sở hữu của công ty bị giảm mạnh trong 4 năm qua, chỉ còn 444,5 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của công ty tiếp tục sụt giảm 105 tỷ đồng, xuống còn 473,9 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng giảm mạnh chỉ còn hơn 29,44 tỷ đồng, trong đó, nợ vay chỉ hơn 13,7 tỷ đồng.
Nguyễn Hằng
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- QBS /
- Xuất nhập khẩu Quảng Bình /
- hủy niêm yết /
- phân bón /
- hàng hóa /
- NÔNG NGHIỆP /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo
DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"
"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế
DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm
DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp
DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật
Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...