Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

22:48 | 08/06/2024

DNTH: Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch năm nay rơi đúng vào thứ 2 ngày 10/06/2024 dương lịch. Tết Đoan Ngọ thì ai cũng biết, nhưng để hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ có những gì ? thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngày tết truyền thống của người Việt chúng ta.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tết Đoan Ngọ

1

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết đoan dương, được tổ chức vào giờ ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia chấu Á như: Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

"Đoan" ở đây có nghĩa là mở đầu, "ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 13 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông đã chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ ngọ.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ

Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở mỗi vùng miền dâng lên tổ tiên thường bao gồm những lễ vật đặc trưng, tùy từng địa phương mà thành phần có sự khác biệt nhất định. Đa số mâm cúng vào ngày này là cỗ chay, ở một số địa phương cúng thêm thịt vịt. Thông thường, mâm cúng tết noan ngọ gồm có:Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch, cơm rượu nếp, nếp cẩm, trái cây( gồm các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải...).

2
Mâm cúng tết Đoan Ngọ.

Ở nước ta có 3 miền khác nhau, mỗi miền làm mâm cúng tết Đoan Ngọ cũng khác nhau. Dưới đây là mâm cúng tết Đoan Ngọ của 3 miền nước ta:

Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Bắc: Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Bắc thường bao gồm những món cơ bản như: Nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.

Trong đó, cơm rượu nếp là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Tương tự là bánh tro, được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Một số địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng tết diệt sâu bọ. Đây là loại bánh đặc trưng của người Nùng, bánh có vỏ nếp dẻo thơm, nhân đỗ bùi bùi rất hấp dẫn.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Trung: Mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Trung thường bao gồm những món đồ cơ bản giống như miền Bắc, như các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã, và chè kê. Đặc biệt, chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một món ăn quen thuộc và đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế.

Không chỉ thế, trên mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Trung thường có thịt vịt. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 âm lịch, thời tiết oi ả, nóng bức, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Nam: Mâm cúng tết Đoan Ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Hy vọng với những thông tin về tết Đoan Ngọ, mà Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cung cấp tới bạn đọc, sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về một trong những ngày tết truyền thống của dân tộc ta – Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

 Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2024: “Cuộc hội ngộ” của những thanh âm chạm vào cuộc...

DNTH: Chỉ trong vòng 5 ngày trước khi kết thúc nhận tác phẩm (15/11), hàng chục tác phẩm phát thanh dự thi ồ ạt gửi về, nâng tổng số tác phẩm dự thi ở Phát thanh – Podcast - hạng mục lần đầu tiên được đưa vào Giải báo chí toàn...

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

XEM THÊM TIN