10 năm nông thôn mới: Miền núi Quế Phong thay da đổi thịt

21:21 | 19/09/2019

DNTH: Quế Phong là xã miền núi của huyện Quế Sơn (Quảng Nam), nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Thế nhưng, sau gần 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay bộ mặt nông thôn của xã đang đổi thay đáng kể.

Nhân dân tích cực tham gia

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND xã Quế Phong cho biết, thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền để người dân hiểu về lợi ích của các công trình, chính quyền xã Quế Phong ưu tiên lựa chọn các công trình trọng điểm để xây dựng, có tính lan tỏa lớn để đầu tư. Nhờ đó đời sống, thu nhập của người dân ngày một nâng cao, góp phần làm thay đổi diện mạo xã miền núi còn nhiều khó khăn.

10 nam nong thon moi: mien nui que phong thay da doi thit hinh anh 1

Từ nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và sự chung tay góp sức của nhân nhân, đã giúp hàng loạt công trình phục vụ dân sinh ở địa phương được xây dựng.  Ảnh: P.V

Quế Phong đã đạt được những kết quả tích cực trong xây dựng NTM. Trong quá trình thực hiện, nhiều công trình triển khai xây dựng nhân dân tự giải phóng mặt bằng, ủng hộ vật liệu, ngày công, hiến đất…

"Phong trào xây dựng NTM đã giúp xã Quế Phong thay đổi toàn diện. Đời sống của người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, kinh tế - xã hội ngày càng đi lên, an ninh - chính trị được giữ vững, qua đó đã tạo lòng tin cho nhân dân”.

Ông Nguyễn Văn Sơn

Thời gian qua, địa phương đã vận động nhân dân hiến vật kiến trúc gồm tường rào, cổng ngõ và nhiều diện tích đất và hoa màu: 406,75m đất ở, 2.241,14m đất lúa và đất màu, 262 cây cau, 1.318 cây keo, 47 cây bạch đàn, 6 cây mít và nhiều loại cây ăn quả khác. Trong đó điển hình như hộ ông Nguyên Đức Tiện hiến 110m tường rào, hộ ông Thái Tung hiến 116 cây cau lớn cho quả, 210 cây keo…

Theo ông Sơn, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM trong gần 10 năm qua là hơn 48 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, xã đã đầu tư các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 2,2km, nâng tỷ lệ đạt chuẩn 8,45/8,45km, đạt tỷ lệ 100%; đường trục thôn xóm đã được cứng hóa 1,6km nâng tỷ lệ đạt chuẩn 14,7km; đường ngõ, xóm được đầu tư mới 6,6km…

Về thủy lợi, tổng số kênh mương đã được kiên cố hóa là 9,73km. Đầu tư mới trên địa bàn 4 cây cầu. Nâng cấp sửa cầu Gia Hội, mở rộng nút giao thông vào đầu cầu Gia Hội, đầu tư mới cống Ngõ Công thôn Thuận Long với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Ngoài ra, hàng loạt công trình phục vụ dân sinh khác được đầu tư như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa…

Đến tháng 6/2019 Quế Phong đạt 12/19 tiêu chí, còn lại 7 tiêu chí chưa đạt.

Đời sống được cải thiện

Ông Sơn cho biết thêm, để giúp người dân nâng cao thu nhập, xã đã vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng thế mạnh từng địa phương và mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Xã có diện tích đất nông nghiệp 2.896,74ha, trong đó 2 vụ lúa 310ha; đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu 232,33ha; đất trồng cây lâu năm 518,11ha; đất lâm nghiệp 1.859,61ha (trong đó rừng sản xuất 537,66ha). Ngoài 2 cây trồng chủ lực là cây keo và cây lúa, hiện này địa phương đang mở rộng sang trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi da xanh.

Tỷ trọng phát triển công nghiệp – nông nghiệp – thương mại – dịch vụ đã có những thay đổi tích cực, thu nhập bình quân đầu người tính đến cuối năm 2018 đạt 23,7 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 3,36%.

Thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất hàng nằm xã đã xây dựng phương án hỗ trợ bò giống, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, lạc xen sắn từng bước đem lại hiệu quả. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trong 10 năm là 818 triệu đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn NTM là 600 triệu đồng, nguồn vốn 135 là 218 triệu đồng.

“Phong trào xây dựng NTM đã giúp xã Quế Phong thay đổi toàn diện. Đời sống của người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, kinh tế - xã hội ngày càng đi lên, an ninh chính trị được giữ vững, qua đó đã tạo lòng tin cho nhân dân. Hy vọng với những thành tựu đạt được sẽ là nền tảng, động lực để địa phương tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại…” - ông Sơn cho hay.

 

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN