10 năm nông thôn mới, thu nhập của nông hộ đạt 130 triệu đồng

17:31 | 16/07/2019

DNTH: Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cuộc sống của người dân nông thôn đã có những thay đổi đáng kể.

Theo Bộ NNPTNT, quá trình triển khai chủ trương, chính sách trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, cụ thể là:

Nông nghiệp có mức tăng trưởng ổn định, giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của toàn ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3,1%/năm, bình quân giai đoạn 2011-2018 đạt 2,95%/năm, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP nền kinh tế giảm từ 18,38% năm 2011 xuống còn 14,57% năm 2018.

Nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế, năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Cơ cấu sản xuất từng ngành được điều chỉnh, chuyển đổi theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước gắn với nhu cầu thị trường. 

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có mức tăng trưởng ấn tượng nhờ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đưa Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới về xuất khẩu nông sản, với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 10 năm (2008-2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đạt 40,02 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 8,7 tỷ USD.

10 nam nong thon moi, thu nhap cua nong ho dat 130 trieu dong hinh anh 1

Toàn cảnh Hội thảo chuyên đề Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đạt được những kết quả tích cực, KHCN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất giống cây trồng và vật nuôi với giá trị gia tăng đạt đến 38%. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã làm tăng hiệu quả kinh tế từ 10-30%; trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô và 60% diện tích mía đã sử dụng giống mới…

Hình thức tổ chức sản xuất được đổi mới, tính đến năm 2018, Việt Nam đã có 39 liên hiệp HTX nông nghiệp, 13.400 HTX nông nghiệp và 35.500 trang trại, số hộ làm nông lâm thủy sản chiếm dưới 53,7%.

Tính đến tháng 5/2019, Việt Nam có khoảng 11.200 doanh nghiệp nông nghiệp, nếu tính cả doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp lĩnh vực khác có đầu tư vào nông nghiệp, cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp. Đã hình thành 27.000 mô hình sản xuất liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Thu nhập, đời sống của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện, giai đoạn 2008-2017, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn đã tăng 3,5 lần, từ 9,15 triệu đồng lên 32 triệu đồng. Giai đoạn 2012-2017, thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng mạnh, từ mức 75,8 triệu đồng lên gần 130 triệu đồng.

Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần năm 2008 còn 1,8 lần năm 2017. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh, còn 5,35% vào năm 2018.

10 nam nong thon moi, thu nhap cua nong ho dat 130 trieu dong hinh anh 2

Thu nhập của người nông dân tăng nhanh sau 10 năm xây dựng nông thôn mới. Trong ảnh: Thu hoạch lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú (Chương Mỹ, Hà Nội).

Tuy vậy, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, quá trình tăng trưởng nông nghiệp chưa ổn định và đồng đều giữa các địa phương, sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro, chưa bền vững; khả năng cạnh tranh của nhiều nông sản chưa cao, công nghiệp chế biến phát triển chậm, chất lượng và thương hiệu nông sản chưa được định hình tương xứng với một quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu;

Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chưa tạo sức mạnh lan tỏa và thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, thiếu liên kết, không chuyên nghiệp. Thị trường KHCN chưa chưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh nông sản. 

Sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ manh mún (99,89% các đơn vị kinh tế nông nghiệp là hộ nông dân, 0,04% doanh nghiệp, 0,07% HTX; 36% hộ diện tích < 0,2ha), Các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa hiệu quả, liên kết sản xuất giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa trở thành phổ biến, chủ đạo để thúc đẩy cơ giới

hóa, ứng dụng công nghệ cao giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế, quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp (trên 90% là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ), hiệu quả hoạt động chưa cao.

Lao động nông nghiệp vẫn chiếm gần 40% trong tổng số lao động xã hội, chủ yếu làm thủ công nên năng suất lao động thấp (chỉ bằng 38% năng suất lao động bình quân cả nước). Thu nhập và đời sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, chậm được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Chính vì vậy, tại hội thảo chuyên đề Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong khuôn khổ Hội thảo Lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, tổ chức tại Nam Định ngày 16 - 17/7/2019, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, chúng ta phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị các nhóm sản phẩm chủ lực; phối hợp với các doanh nghiệp lớn đủ khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia.  

"Các địa phương căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường lựa chọn nhóm sản phẩm để quy hoạch vùng chuyên canh; xác định thị trường chính cho các mặt hàng nông sản; Nhà nước làm cầu nối để kết nối doanh nghiệp với nông dân để tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường" - ông Nam nói.

Trong khi đó, TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần tập trung vào các đột phá về thể chế phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đổi mới mô hình tổ chức, liên kết sản xuất, phát triển thị trường; nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp, tăng cường khởi nghiệp sáng tạo trong nông thôn; cách thức thúc đẩy áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN