12 quận nội thành Hà Nội không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm

09:48 | 09/07/2020

DNTH: Theo Nghị quyết vừa được HĐND thành phố Hà Nội thông qua, toàn bộ 12 quận nội thành, 4 phường của Thị xã Sơn Tây, 5 thị trấn của 5 huyện sẽ không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Sáng 7/7, tại kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố Hà Nội, với 92/92 đại biểu có mặt tán thành, đạt tỉ lệ 100%, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi của UBND thành phố Hà Nội.

Theo Tờ trình của UBND thành phố do ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT trình bày, đến tháng 5/2020, thành phố có khoảng 207.587 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trong đó, các phường thuộc các quận nội thành, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn thuộc 5 huyện ven đô (Đan Phượng, Hoài Đức; Đông Anh; Gia Lâm, Thanh Trì) đề xuất không được phép chăn nuôi trên địa bàn hiện có 203.804 con gia súc, gia cầm/3.354 trang trại, nông hộ (có 91.545 con gia súc, gia cầm/3.300 nông hộ, 112.259 con gia súc, gia cầm/54 trang trại).

Hiện có tình trạng nuôi, chăn thả đàn trâu với số lượng lớn ở khu vực bãi sông Hồng, gầm cầu Vĩnh Tuy. Việc chăn nuôi ở các thị trấn huyện các huyện ven đô, các khu đô thị với số lượng ít, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường chăn nuôi ngày càng có nguy cơ ô nhiễm, khả năng lây lan dịch bệnh cao, có nhiều mối nguy về mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì vậy, 3.354 nông hộ, trang trại chăn nuôi với khoảng 2.606 lao động, trong đó 1.033 nông hộ/2.066 lao động, 54 trang trại /540 lao động cần phải dừng hoạt động hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

Theo Nghị quyết này, các khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường), gồm: các phường của các quận thuộc thành phố; 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, gồm: phường Sơn Lộc, phường Quang Trung, phường Ngô Quyền và phường Lê Lợi.

Các thị trấn của 5 huyện gồm thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng; thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh; thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm; thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.

Các khu chung cư, tập thể cũ, khu đô thị nằm trên địa bàn các huyện, thị xã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Nghị quyết quy định, sẽ hỗ trợ đối với lao động chăn nuôi khi chuyển đổi. Cụ thể, hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định gồm: hỗ trợ chi phí học nghề, mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; mức hỗ trợ tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học; mức hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người tham gia học nghề ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên….

Các cơ sở chăn nuôi di dời khỏi khu vực không được phép chăn nuôi được hưởng ưu đãi theo chính sách của thành phố hiện hành.


Góp ý vào Nghị quyết, Đại biểu Nguyễn Lan Hương, tổ Thanh Trì cho hay, Nghị quyết sẽ tác động trực tiếp đến một bộ phận nhỏ người dân sinh sống ở các khu vực trên. Vì vậy, cần có sự quan tâm của địa phương, các cấp ngành với đối tượng người lớn tuổi, vì khó chuyển đổi việc làm. Hơn nữa, sau khi di dời, phải quản lý làm sao để không phát sinh thêm các cơ sở chăn nuôi mới. Cần đặc biệt quan tâm tại các huyện chuẩn bị lên quận.

Theo Tiền phong

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN