260 chủ vựa Trung Quốc tranh mua, vải thiều Bắc Giang giá cao kỷ lục

09:11 | 12/06/2019

DNTH: Dù dựng lên nhiều rào cản với quả với quả vải khi xuất vào thị trường Trung Quốc, nhưng khoảng 260 thương nhân của nước này vẫn đang tranh nhau mua vải thiều Bắc Giang. Theo đó, loại quả đặc sản này hiện có giá bán cao kỷ lục.

Đầu tháng 6 vừa qua khi vải thiều đặc sản bắt đầu bước vào vụ thu hoạch rộ, lãnh đạo huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, phía Trung Quốc đưa ra khá nhiều quy định để quả vải thiều Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này.

Cụ thể, kể từ ngày 1/5/2019, theo yêu cầu từ phía Trung Quốc, tất cả sản phẩm hoa quả của Việt Nam, trong đó có quả vải thiều, muốn xuất khẩu sang thị trường này phải được cấp mã số vùng trồng. Mã số này do doanh nghiệp đủ điều kiện đóng gói và được phía Trung Quốc xác nhận tiến hành đóng gói chứ không phải do nông dân tự đóng gói. Đồng thời, tất cả công ty muốn xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc phải được phía nước bạn cấp mã và không phải đơn vị nào muốn xuất khẩu sang thị trường này cũng được.

Ngoài ra, các thùng đựng vải phải có đủ nhãn mác thông tin về sản phẩm, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu,... Nếu doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu trên sẽ bị từ chối thông quan.

260 chủ vựa Trung Quốc tranh mua, vải thiều Bắc Giang giá cao kỷ lục
Có khoảng 260 thương nhân Trung Quốc đang có mặt ở Bắc Giang để mua vải thiều

Đáng chú ý, theo văn bản mới nhất của chính quyền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ban hành, quả vải khi xuất khẩu vào nước này phải cắt cuống ngắn còn dưới 15cm, bỏ lá, thùng đựng trái vải có chiều cao không quá 38 cm. Nếu để vải cuống dài, lẫn lá sẽ bị từ chối nhập khẩu.

Dù có rất nhiều quy định khắt khe, song, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang, cho biết, vải thiều của tỉnh đang tiêu thụ rất ổn định, giá cao kỷ lục. Có thể nói là chưa năm nào giá vải cao như năm nay.

Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương về tình hình tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang năm 2019, tính đến hết 10/6, tổng số lượng vải thiều đã tiêu thụ toàn tỉnh là 51.400 tấn. Trong đó, vải sớm 38.310 tấn (đã tiêu thụ gần hết), vải chính vụ 13.090 tấn. Doanh thu tính đến ngày 6/6 ước đạt khoảng 1.740 tỷ đồng.

Báo cáo của Sở này cũng cho biết, vải thiểu đang được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể, ở thị trường nội địa, vải tươi được tiêu thụ khắp toàn quốc, đặc biệt là ở các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

260 chủ vựa Trung Quốc tranh mua, vải thiều Bắc Giang giá cao kỷ lục
Vải thiều Bắc Giang được giá chưa từng có, thậm chí có thời điểm giá lên tới 70.000 đồng/kg

Ngoài ra, quả vải đã được xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu như EU, Nga, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Úc,... Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính.

Tại thời điểm ngày 10/6, đang có khoảng 260 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm cân xuất hàng sang thị trường Trung Quốc. Tổng số điểm cân trên toàn tỉnh Bắc Giang là hơn 500 điểm cân lớn, nhỏ tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn và Lục Nam

Giá vải đến thời điểm này ổn định ở mức cao. Ngày 10/6, giá vải thiều dao động từ 35.000-65.000 đồng/kg. Trong đó, giá vải thiều chính vụ dao động từ 35.000-55.000 đồng/kg, giá vải sớm dao động từ 40.000-65.000 đồng/kg; cao điểm giá vải sớm loại đẹp tại Lục Ngạn có lúc bán được trên 70.000 đồng/kg, đơn vị này thông tin thêm.

Theo nhận định của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, giá vải năm nay đặt mức cao kỷ lục và sẽ duy trì ổn định cho đến cuối vụ. Bởi, vải thiều năm nay mất mùa, sản lượng giảm ước chỉ bằng một nửa so với vụ vải năm ngoái.

Theo Bảo Phương

Vietnamnet

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN