3 loại thuỷ sản của Việt Nam được Trung Quốc “bật đèn xanh”
20:16 | 14/10/2019
DNTH: Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa có công hàm thông báo cho phép 3 loại thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào nước này.
Văn bản từ phía Trung Quốc cho hay, trên cơ sở đề nghị của phía Việt Nam, Trung Quốc đã đồng ý cho 3 sản phẩm thủy sản gồm ngao hoa, ngao trắng và nghêu lụa vào Danh mục các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc.
Cụ thể, các sản phẩm này của Việt Nam đã được phía Trung Quốc tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát thủy sản. Nguồn gốc của 3 sản phẩm thủy sản này từ khai thác tự nhiên đã được Việt Nam quản lý và chứng nhận, ngoài ra, Danh mục hiện tại của Trung Quốc cũng đã có một số sản phẩm ngao, ốc khác.
Ngoài động thái “bật đèn xanh” nói trên, thông báo của Trung Quốc cũng đề nghị Việt Nam triển khai việc kiểm nghiệm kiểm dịch và cấp Chứng thư theo mẫu đã được hai bên thống nhất.
3 sản phẩm thủy sản được phía Trung Quốc "bật đèn xanh" gồm ngao hoa, ngao trắng và nghêu lụa
Với việc mở cửa thêm 3 loại thủy sản, đã có tổng 48 loài thủy sản các loại của Việt Nam được Trung Quốc đưa vào Danh mục các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc để làm thực phẩm. Ngoài ra, có 36 loài được phép nhập khẩu làm động vật cảnh và 1 loài làm giống nuôi.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, đây là một động thái tích cực, có thể phần nào “gỡ khó” cho ngành xuất khẩu nông sản Việt đang bế tắc trên con đường sang Trung Quốc thời gian qua.
Cụ thể, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2019 lại tiếp tục giảm 10,5%.
Trước tình trạng trên, chiều 13/9, đích thân 2 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Nguyễn Xuân Cường đã tổ chức “Hội nghị Phát triển xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc” nhằm đánh giá tình hình và bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, định hướng tổ chức lại sản xuất, tránh việc “đánh mất” thị trường xuất khẩu lớn.
Về nguyên nhân của tình trạng trên, theo lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá, từ giữa năm 2018 đến nay, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã siết chặt quy định về hàng nông sản nhập khẩu, khiến nhiều mặt hàng của Việt Nam gặp “khó”.
Cụ thể, việc truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động, thực vật và chất lượng hàng hóa, thủy sản nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ. Điều này đã phần nào tác động đến tiến độ xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, bên cạnh yếu tố về cung - cầu thị trường.
2 Bộ trưởng đã phải tìm cách "gỡ khó" cho nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường lớn Trung Quốc.
“Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, giữ tập quán kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định về thị trường, dẫn tình trạng tồn đọng, ùn ứ trong nước và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả xuất khẩu.” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết thêm, Việt Nam cần chú trọng về công tác quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất để tận dụng tốt cơ hội, ưu đãi từ các hiệp định thương mại và tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
“Chúng ta cần quan tâm đến công tác đàm phán mở cửa thị trường, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng nông thủy sản nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật, đồng thời thông tin, định hướng, hỗ trợ cho người nông dân, các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu, cũng như các chính sách nhằm tăng cường liên kết chuỗi.” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay.
Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Danh mục /
- nghêu lụa /
- ngao trắng /
- ngao hoa /
- bật đèn xanh /
- Thủy sản Việt Nam /
- thủy sản /
- trung quốc /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...