4 "ông lớn" Mỹ quan tâm đến con tôm Việt

20:40 | 17/06/2019

DNTH: Các nhà thu mua gồm Aramark, Bon Appettite, Santa Monica Seafoods, Fortune Fish&Gourmet đã có mặt tại Cà Mau để cùng tham gia vào Ngày kết nối doanh nghiệp thuỷ sản.

UBND tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Chương trình SeafoodWatch và Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế tổ chức "Ngày kết nối doanh nghiệp ngành thủy sản" và Lễ ký kết tham gia liên minh sản xuất tôm sạch và bền vững.

4 nhà mua Hoa Kỳ tham gia đợt này là Aramark, Bon Appettite, Santa Monica Seafoods, Fortune Fish&Gourmet và nhiều hệ thống phân phối lớn của Việt Nam đã có mặt tại Cà Mau để cùng tham gia vào ngày kết nối này.

Phát biểu tại Ngày kết nối doanh nghiệp ngành thủy sản, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết tôm là một trong 5 sản phẩm có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam.

4 "ông lớn" Mỹ quan tâm đến con tôm Việt

Năm 2018 giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm VN đạt khoảng 3,6 tỷ USD. Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm trên 280.000 ha, chiếm 40% diện tích, 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Ngày tôm cũng phấn đấu đến năm 2025 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 4,0 tỷ USD.

Hiện nay tỉnh Cà Mau có trên 30 nhà máy chế biến, với công suất khoảng 200.000 tấn/năm, trong đó chế biến tôm là chủ yếu. Tỉnh đã xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái với diện tích gần 20 ngàn ha và đạt được nhiều chứng nhận quốc tế. Sản phẩm tôm Cà Mau đã có mặt trên 90 quốc gia, trong đó thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc.

Theo ông Sử, hội nghị đặt mục tiêu kết nối kinh doanh, đầu tư, thúc đẩy mối quan hệ cung - cầu giữa các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và các doanh nghiệp thủy sản nước ngoài, kết nối tất cả các bên có liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm tôm để xây dựng và phát triển Liên minh tôm sạch Việt Nam.

Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT cho biết dù ngành tôm đang duy trì tốc độ tăng trưởng nhưng kim ngạch xuất khẩu đang có dấu hiệu giảm nhẹ.

Nguyên nhân là tồn đọng thị trường tôm tại Nhật, EU và Mỹ. Mặt khác, con tôm Việt cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà cung cấp trên thế giới.

"Chúng tôi tiếp tục tập trung các giải pháp cả về mặt sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, nâng cao sản lượng, đáp ứng thị trường nhập khẩu, tham mưu cấp cao hơn để đối thoại được với các thị tường quốc tế, đối thoại cho sản phẩm thủy sản Việt Nam được đối xử công bằng", ông Hải nói và bày tỏ hi vọng thuỷ sản Việt Nam sẽ duy trì được mức độ tăng trưởng tại các thị trường quốc tế.

Với liên minh sản xuất tôm sạch, ông Hải kỳ vọng rằng con tôm Việt Nam sẽ được rộng cửa hơn khi ra thị trường thế giới.

Hà Thu

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN