5.400 tấn cá không xuất khẩu được vì một thông tư

16:21 | 01/04/2019

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đề nghị phải rút kinh nghiệm vì ban hành Thông tư 21 khiến cho doanh nghiệp tồn đọng 5.400 tấn cá trong thời gian qua.

5.400 tấn cá không xuất khẩu được vì một thông tư - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Vasep, kiến nghị với Tổ công tác của Thủ tướng - Ảnh: Đ.HÀ

Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tại cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các bộ, cơ quan về các quy định gây khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, ngày 1-4.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải rút kinh nghiệm khi ban hành thông tư 21 về công bố cảng cá chỉ định xác nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác. 

Lý do là thông tư này ban hành ra nhưng không có thời gian chuyển tiếp, khiến cho cho các doanh nghiệp tồn đọng 5.400 tấn cá thời gian qua.

"Lẽ ra số cá này đã làm thủ tục xuất khẩu ra các nước rồi, nhưng vì những quy định như vậy nên không xuất khẩu được" - Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Theo tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, đó là rào cản không cần thiết, thực ra chỉ có thủ tục xác nhận. Tàu đánh ở đại dương thì vào một cảng bất kỳ nào làm thủ tục xác nhận thủ tục để lấy nguyên liệu chế biến phục vụ xuất khẩu đều được. Quy định như thông tư 21 tự mình đặt khó khăn cho mình.

Trước đó, theo kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hơn 5.400 tấn cá của doanh nghiệp tồn đọng tại cảng, không xuất khẩu được vì quy định của Thông tư 21.

Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký VASEP cho rằng, với quy định hiện nay không công bố cảng thì không xuất khẩu được cá, nên bộ cần có sự hỗ trợ địa phương để công nhận các cảng đạt chuẩn loại I, loại II.

Vị đại diện VASEP mong muốn trước mắt bộ sớm có biện pháp hành chính để doanh nghiệp xuất khẩu hơn 5.400 tấn cá, vì đã được chế biến.

Giải trình các kiến nghị của VASEP, bà Nguyễn Thị Kim Anh, vụ trưởng vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến 25-3-2019, các địa phương báp cáo 83 cảng cá đang hoạt động. Tổng lượng hàng hóa thủy sản qua cảng khoảng 1,8 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 9.300 lượt tàu cá/ngày.

Đến nay, bộ đã công bố 47/83 cảng, ngày 24 - 4 tiếp tục công bố các cảng còn lại để các tàu cá khi nhập cá về cảng được xác định là hàng lưu cảng.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Anh, nếu để địa phương làm rất chậm, trong khi yêu cầu gỡ thẻ vàng của EU rất gấp, nên bộ đã phải công bố 47 cảng loại 2 đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu. Bộ đang đề nghị địa phương gửi thông tin nhanh nhất để làm thủ tục công nhận.

Tại cuộc họp, bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rút kinh nghiệm việc Thông tư 36 có hiệu lực thi hành từ 10-2, trong khi đó 14-2 các cổng mới nhận được thông tin đăng tải công bố.

"Tất cả thủy sản nhập vào Việt Nam phải có chứng nhận nguồn gốc. Việc mua container từ cảng nước ngoài không nhiều doanh nghiệp tham gia. Nhưng muốn gỡ thẻ vàng phải cải tiến, bảo đảm công bằng kể cả nhân dân đánh bắt ngoài khơi về hiện cũng phải khai báo.

Phía EU cũng rất quan tâm vấn đề này, quy định phải có chứng nhận nguồn gốc đã sửa nhiều lần, thay vì phải có giấy kiểm dịch nước ngoài đã sửa lại chỉ cần xác nhận chủ tàu, giờ sửa tiếp chỉ cần doanh nghiệp nhập khẩu khai báo thông tin".

(Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn)

Theo Báo TT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN