8 cán bộ vi phạm trong vụ cấp bò giống nhỏ như con bê tại Kon Tum

15:33 | 17/04/2024

DNTH: Ngày 17/4, Thanh tra huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết đã có kết luận thanh tra những vi phạm trong vụ việc cấp bò giống nhỏ như con bê tại UBND xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà.

Trước đó, cuối năm 2023, UBND xã Ngọc Wang thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế ở vùng người đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện 2 chương trình này, UBND xã Ngọc Wang cấp phát 108 con bò cái sinh sản cho 108 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã.

Theo kế hoạch phê duyệt, mỗi con bò giống trị giá 16,5 triệu đồng, từ 17 - 20 tháng tuổi, nặng từ 140 - 150 kg, tổng kinh phí 1,7 tỉ đồng. Số bò này do Cơ sở sản xuất kinh doanh Nhân Phát (TP. Kon Tum) cung ứng. Người nuôi phải hoàn trả 35% (5,7 triệu đồng) phí đối ứng trong 2 năm.

UBND xã Ngọc Wang đã thực hiện cấp phát bò cho người dân. Tuy nhiên, người dân được thụ hưởng lại cho rằng bò giống được cấp nhỏ như con bê, trọng lượng và chất lượng không đúng như trong kế hoạch được phê duyệt. Sau khi báo chí phanh phui sự việc, Thanh tra huyện Đăk Hà đã vào cuộc xác minh.

Thanh tra xác định có 8 cán bộ vi phạm trong việc cấp phát bò giống cho các hộ dân xã Ngọc Wang. Ảnh: Trang Anh. 
Thanh tra xác định có 8 cán bộ vi phạm trong việc cấp phát bò giống cho các hộ dân xã Ngọc Wang. Ảnh: Trang Anh. 

Thanh tra huyện xác định, UBND xã Ngọc Wang triển khai thực hiện chương trình khi chưa có văn bản xác nhận nhóm hộ; chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch dân chủ; áp dụng trọng lượng bò cái sinh sản từ 140 kg - 150 kg là chưa căn cứ sát với chỉ tiêu khối lượng phối giống lần đầu; chưa thực hiện đảm bảo trình tự, thủ tục lập hồ sơ thanh, quyết toán; lập danh sách ký nhận không đầy đủ thành phần tham gia chứng kiến cấp phát bò; chưa thực hiện hết trách nhiệm chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, UBND xã Ngọc Wang không chỉ đạo đơn vị cung ứng kiểm tra, xác định lại trọng lượng của con mẫu và các con còn lại mà chỉ đối chiếu bằng mắt thường, dẫn đến có 29 con bò cấp phát không đủ khối lượng đã phê duyệt.

Sau đó, dù UBND xã đã cấp đổi lại 22 con bò không đảm bảo cân nặng nhưng việc này triển khai chưa chặt chẽ, dẫn đến việc khi đoàn thanh tra kiểm tra, vẫn còn 7 con của 7 hộ chưa cấp đổi.

Thanh tra huyện xác định các vi phạm trên thuộc về ông Ngô Tuấn Khoa (Chủ tịch UBND xã); ông Hoàng Văn Đạt và ông A Chúc (cùng Phó chủ tịch UBND xã); bà Nguyễn Thị Thủy, bà Đinh Thị Kim Chung và ông Nguyễn Xuân Thành (cùng là công chức xã).

 Thanh tra xác định tổ thẩm định của UBND huyện Đăk Hà còn sơ suất, chưa chỉ ra thiếu sót về trọng lượng bò do UBND xã Ngọc Wang xây dựng để đề nghị điều chỉnh. Trách nhiệm này thuộc về ông Đặng Thế Quyết, tổ phó tổ thẩm định và ông Nguyễn Thành Hải, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Đăk Hà.

Thanh tra huyện yêu cầu UBND xã Ngọc Wang tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan nêu trên và kiến nghị Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các ông Đặng Thế Quyết, Nguyễn Thành Hải.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN