Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang, hàng trăm hộ sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản
18:46 | 15/09/2019
DNTH: Việc Bộ Công Thương Ấn Độ chuyển trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “hạn chế nhập khẩu” đối với mặt hàng hương nhang từ ngày 31/8/2019 một cách đột ngột, không báo trước khoảng 100 doanh nghiệp cùng 2,5 vạn lao động nông thôn cung cấp nguyên liệu hoặc sản xuất hương nhang Việt Nam đứng trước nguy cơ phá sản, nợ nần.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam, ngày 31/08/2019, bộ Công Thương Ấn Độ (Tổng cục Ngoại thương) đã ban hành Thông báo số 15/2015-2020 điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang (Agarbatti).
Cụ thể, việc nhập khẩu hương nhang (mã HS 33074100) và các chế phẩm khác (mã HS 33074900) vào Ấn Độ được chuyển từ trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “hạn chế nhập khẩu”. Theo nội dung thông báo trên, việc nhập khẩu hương nhang phải xin phép và được một Ủy ban liên Bộ xem xét cấp phép theo từng lô hàng. Thông báo này có hiệu lực ngay từ ngày ký, không kèm theo quy định nào về các tiêu chí, điều kiện cấp phép.
Cho đến nay, bộ Công Thương Ấn Độ vẫn chưa đưa ra hướng dẫn chi tiết về thủ tục cấp phép nhập khẩu cũng như thời gian cấp phép. Theo phản ánh của các đối tác nhập khẩu hương nhang tại Ấn Độ, chưa có doanh nghiệp nào xin được giấy phép nhập khẩu.
Việc Ấn Độ đột ngột thay đổi chính sách nhập khẩu hương nhang khiến các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước bờ vực phá sản, người lao động mất việc làm.
Bộ Công Thương thông tin thêm, Ấn Độ là thị trường không thể thay thế của các sản phẩm hương nhang liên quan (không nơi nào khác trên thế giới tiêu thụ loại sản phẩm này). Việc Ấn Độ áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu hương nhang đột ngột (có hiệu lực ngay tại thời điểm thông báo), không thông báo trước đã làm đình trệ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hương nhang xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện nay, trên cả nước có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất hương nhang ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Tính trung bình, mỗi tháng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 300 công hàng hương nhang sang thị trường Ấn Độ (kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2018-2019 là 76,85 triệu USD).
Theo Thông báo 15 của Ấn Độ nói trên, toàn bộ các doanh nghiệp lớn nhỏ Ấn Độ dừng nhập khẩu vô thời hạn đến khi được cấp giấy phép. Từ ngày 01/09/2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt buộc dừng sản xuất 100%.
Được biết, tháng 9 hàng năm là tháng cao điểm cho hoạt động xuất khẩu nhằm phục vụ cho dịp lễ lớn nhất của Ấn Độ trong tháng 10. Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam đều tập trung nhân lực, tài chính, nguyên vật liệu để sản xuất hàng.
Việc Ấn Độ đột ngột thay đổi chính sách khiến lượng hàng tồn kho rất lớn, không xuất khẩu đi nước khác được do không có thị trường xuất khẩu thay thế. Nhà xưởng phải tạm ngừng sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp và việc làm, đời sống của hàng nghìn công nhân. Hiện nay, lượng hương nhang tồn kho cung cấp các đơn hàng đã ký lên đến hơn 10.000 tấn.
Ngoài ra, không chỉ các đơn vị sản xuất của Việt Nam mà cả các doanh nghiệp nhập khẩu hương nhang Ấn Độ cũng chịu thiệt hại do đã đặt cọc tiền hàng cho các hợp đồng đã ký trước ngày 31/8/2019. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Ấn Độ cũng sẽ chịu thiệt hại do nguồn cung thiếu hụt và giá cả thị trường của mặt hàng hương nhang tăng cao hơn.
Ấn Độ có vi phạm cam kết quốc tế khi đột ngột hạn chế nhập khẩu hương nhang Việt Nam?
Trước thực trạng trên, sáng 11/09, Bộ Công Thương đã làm việc với ông Rajesh Uike, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ấn Độ và nhân viên của Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc Ấn Độ điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang và các chế phẩm (mã HS 33074100 và 33074900) từ trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “hạn chế nhập khẩu” theo Thông báo 15/2015-2020 ngày 31/8/2019 của Bộ Công thương Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương Việt Nam cũng đề nghị Đại sứ quán Ấn Độ cần sớm báo cáo Chính phủ Ấn Độ về những tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, người lao động Việt Nam, nhà nhập khẩu Ấn Độ từ việc điều chỉnh chính sách một cách đột ngột và không thông báo trước.
"Để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu hương nhang, các cơ quan chức năng của Ấn Độ cần xem xét các vấn đề như trước mắt không yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với các lô hàng hương nhang từ Việt Nam đã ký hợp đồng mua bán trước ngày 31/8/2019; tạm thời ngừng áp dụng biện pháp cấp phép nhập khẩu trong thời gian nhu cầu thị trường ở mức đỉnh điểm (tháng 9 và tháng 10/2019). Về lâu dài, đề nghị gỡ bỏ biện pháp quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang", Bộ Công thương đề nghị với Đại sứ Ấn Độ.
Ông Rajesh Uike, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ấn Độ khẳng định, Đại sứ quán Ấn Độ sẽ làm việc ngay với các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai bên và sớm phản hồi với Bộ Công Thương.
Năm 2018-2019, Ấn Độ nhập 83,58 triệu USD hương nhang từ Việt Nam và Trung Quốc, trong đó, Việt Nam chiếm 90% thị phần. Giá hương nhang nhập từ Việt Nam khá rẻ do có lợi thế về ưu đãi thuế quan của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ với thuế nhập khẩu 5%. Trung bình giá xuất hương nhang từ Việt Nam sang Ấn từ 600 - 650 USD/tấn. |
Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục
- Tags:
- bộ công thương ấn độ /
- phá sản /
- hộ sản xuất hương nhang /
- doanh nghiệp sản xuất hương nhang /
- Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang Việt Nam /
- Bộ Công thương /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày
DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.
Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi
DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...
Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?
DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.
Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi
DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...
Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long
DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...
Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số
DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...