An Giang: Doanh nghiệp tích cực tham gia liên kết và tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác

11:42 | 17/05/2024

DNTH: Vụ Hè Thu tỉnh An Giang có tổng diện tích liên kết tiêu thụ là 60.850 ha với sự tham gia liên kết của 23 doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu lúa vụ Hè Thu thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ nông dân với diện tích 19.066/60.850 ha, đạt 31,33% so với kế hoạch.

Quản lý thương lái… tránh nông dân bẻ kèo

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang, vụ lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024 đã thu hoạch lúa dứt điểm gần 228 ha, đạt 100% diện tích xuống giống, ước năng suất bình quân 7,45 tấn/ha.

Vụ Hè Thu diện tích lúa, nếp đã xuống giống được 218.283 ha/228.009 ha, đạt 95,73% kế hoạch xuống giống, giảm 4,43% so với cùng kỳ. Hiện lúa đang phát triển trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trổ. 

Về tình hình tiêu thụ ước kế hoạch đăng ký từ các doanh nghiệp vụ Hè Thu có tổng diện tích liên kết tiêu thụ là 60.850 ha, với sự tham gia liên kết của 23 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu lúa vụ Hè Thu thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ nông dân với diện tích 19.066/60.850ha, đạt 31,33% so với kế hoạch.

NNthang4
An Giang đẩy mạnh việc liên kết và tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp tác xã và tổ hợp tác.

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), vụ Hè Thu công ty sẽ liên kết với các hợp tác xã thu mua lúa với diện tích 1.200 ha chủ yếu là giống lúa 5451.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nông Phát Đạt đã đăng ký nóng bổ sung thêm 30 hợp tác xã liên kết với nông dân trong tiêu thụ lúa, với diện tích khoảng 3.000 ha, ưu tiên lựa chọn huyện Chợ Mới và Phú Tân.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp cũng đang gặp khó trong việc liên kết tiêu thụ ở khâu chốt giá với nông dân, do chênh lệch giá giữa các tiểu vùng và diện tích sản xuất các giống không liền kề nhau; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cam kết giữa doanh nghiệp và nông dân.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Thanh Hiệp cho biết, sắp tới ngành nông nghiệp sẽ quản lý những thương lái (cò lúa) không tham gia liên kết tiêu thụ lúa với nông dân, tránh trường hợp khi giá lúa cao nông dân bẻ kèo và không theo cam kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong lựa chọn tiểu vùng sản xuất liên kết tiêu thụ lúa cho nông dân đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu hướng đến phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều giống lúa chủ lực, do đó các doanh nghiệp cần xác định vùng, lựa chọn hợp tác cũng như các loại giống để thực hiện liên kết chặt chẽ hơn.

Hằng năm, Sở NN&PTNT đã có đánh giá liên kết việc phối hợp với ngân hàng nhà nước để triển khai các gói tín dụng cho doanh nghiệp cũng như hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn vay trong sản xuất và tiêu thụ.

Phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác

Năm 2024, An Giang thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực, thực hiện hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp có uy tín, đầu tư lâu dài với tỉnh. 

Nông Phát Đạt
Công ty Nông Phát Đạt đã đăng ký nóng bổ sung thêm 30 hợp tác xã liên kết với nông dân trong tiêu thụ lúa, với diện tích khoảng 3.000 ha, ưu tiên lựa chọn huyện Chợ Mới và Phú Tân.

Ngày 7/5, UBND tỉnh An Giang đã triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang năm 2024.

Phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp gắn với tổ chức sản xuất hiện đại, liên kết với doanh nghiệp hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, quy mô công nghiệp, khép kín từ sản xuất đến chế biến. Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn thị trường quốc tế, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo tính minh bạch và chất lượng sản phẩm.

Đổi mới phương thức và hình thức hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác theo hướng hiện đại, hiệu quả, chuyển đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; phát triển mối quan hệ sản xuất hài hòa, đồng hành, hợp tác đôi bên cùng có lợi, cùng chia sẻ rủi ro giữa hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp.

Trong năm 2024, toàn tỉnh An Giang phấn đấu thành lập mới ít nhất 45 hợp tác xã nông nghiệp để phục vụ phát triển các ngành hàng chủ lực của tỉnh. Trong đó chỉ tiêu thành lập mới theo lộ trình của năm 2024 là 27 hợp tác xã nông nghiệp và bổ sung 18 hợp tác xã chưa đạt chỉ tiêu của năm 2023.

Tỉnh An Giang đặt chỉ tiêu, có 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, trong đó xếp loại tốt, khá từ 60% trở lên.

Có ít nhất 30% số hợp tác xã tham gia liên kết tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp hoặc có doanh nghiệp tham gia vào tổ chức và hoạt động của hợp tác xã. Trong đó, mỗi cấp huyện có tối thiểu 3 hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết bền vững với doanh nghiệp tiêu thụ, là hợp tác xã tiêu biểu, có khả năng nhân rộng toàn tỉnh. 

Bộ máy quản lý điều hành của hợp tác xã đạt ít nhất 24% có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Mỗi cấp huyện lựa chọn và đầu tư để nhân rộng ít nhất 2 hợp tác xã về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương, hướng đến có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao hoặc các sản phẩm tiềm năng.

Bên cạnh đó, phát triển ít nhất 5% tổ hợp tác trên tổng số tổ hợp tác hiện có tại địa phương được nâng chất phát triển lên hợp tác xã. 

Thường xuyên quan tâm, nâng chất các tổ hợp tác đang hoạt động để thực hiện liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cho thành viên, tạo nền tảng để liên kết phát triển thành chuỗi giá trị theo từng ngành hàng. 

Tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản liên kết với doanh nghiệp canh tác theo hướng có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm…, có khả năng truy xuất nguồn gốc, có mã số vùng trồng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN