An Giang: Nông nghiệp phát triển - Nông thôn đổi mới

08:29 | 19/11/2018

DNTH: An Giang đã thực hiện có hiệu quả chương trình về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn (Tam Nông), hoàn thành căn bản mục tiêu về phát triển kinh tế gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

Trên địa bàn tỉnh An Giang mỗi huyện đều có thế mạnh riêng về phát triển nông nghiệp.

Điển hình, đối với huyện An Phú là vùng đặc biệt chuyên canh, cụ thể: vùng sản xuất lúa an toàn sinh học tập trung (hơn 300ha) ở 2 xã Phú Hữu, Vĩnh Lộc và nhân rộng toàn huyện (mỗi năm trên 700ha); vùng chuyên canh bắp lai ở các xã Khánh An, Khánh Bình, Quốc Thái, Phú Hữu; vùng chuyên canh đậu phộng (trên 230ha) ở xã Phú Hữu, Đa Phước, Phước Hưng; vùng chuyên canh xoài (trên 800ha) ở Khánh Bình, Long Bình, Khánh An…

Nông nghiệp An Giang đóng góp quan trọng với sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Qua triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Tam nông”, ngành nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò nền tảng, xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến, nhất là SX theo chuỗi giá trị (“Cánh đồng lớn” gắn với HTX kiểu mới). Minh chứng rõ nhất là, trước khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW và Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, An Giang có đến 108/120 xã nông thôn đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 90%), đến cuối năm 2017 có 33/119 xã được công nhận xã nông thôn mới, 8 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 44 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, 34 xã đạt 5 - 9 tiêu chí (TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới)…

Tỉnh đã triển khai Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia (Agifish, Việt Thắng, Sao Mai…), góp phần gắn kết, cung cấp cá giống chất lượng cao cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Với việc xây dựng thành công liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao góp phần quan trọng trong chuỗi sản xuất cá tra góp phần để con cá tra phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đã mở rộng liên kết, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao. Với sự ra đời của hợp tác xã (HTX), toàn tỉnh có 122 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và 1 liên hiệp HTX nông nghiệp, tăng 21 HTX so năm 2008. Các HTX đã từng bước tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Hiện có 18 HTX thực hiện từ 4 dịch vụ trở lên (gấp đôi năm 2008), 33 HTX thực hiện từ 2-3 dịch vụ, còn lại là dịch vụ bơm tưới, bơm tiêu. Mô hình tổ hợp tác sản xuất được tập trung củng cố, nâng chất. Toàn tỉnh hiện có 800 tổ hợp tác (tăng 95 tổ hợp tác so năm 2008) với 17.509 thành viên, diện tích 93.172ha.

 

Kinh tế trang trại phát triển, số trang trại nông nghiệp hiện tăng hơn gấp đôi năm 2008 (1.063 so với 531 trang trại). Đẩy mạnh phát triển HTX kiểu mới, gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn, phát triển vùng nguyên liệu ổn định trên địa bàn tỉnh.

Nhiều mô hình trồng ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần ổn định đời sống người dân địa phương.

Về lĩnh vực trồng trọt, tỉnh vẫn giữ ổn định diện tích sản xuất lúa và tăng diện tích cây trồng có thế mạnh (rau màu, cây ăn trái). Nhằm đẩy mạnh đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đang triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới phát triển HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020” và Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh An Giang. Tỉnh còn hỗ trợ gắn kết các HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng phương án “Cánh đồng lớn” lúa, nếp có vùng nguyên liệu ổn định trên địa bàn tỉnh. 

Năm 2017, có 50 doanh nghiệp (tăng 44 doanh nghiệp so năm 2012) thực hiện liên kết sản xuất với nông dân theo mô hình Cánh đồng lớn thông qua 19 HTX và 31 tổ hợp tác với tổng diện tích 49.146ha (tăng gần 42.500ha so năm 2012). Để mô hình phát triển bền vững, nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo, UBND tỉnh đã phê duyệt thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình Cánh đồng lớn theo phương châm 4H” (Hợp tác - Hiện đại - Hài hòa, thân thiện môi trường - Hiệu quả) với quy mô 100ha tại huyện Thoại Sơn đạt các tiêu chuẩn hữu cơ EU, USDA, JAS và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận An Giang.

Hiện nay, có nhiều chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh như: liên kết tiêu thụ dưa lưới (Công ty Vuông Tròn, TP.HCM), rau an toàn (Công ty Phan Nam), đậu nành rau và bắp non (Công ty Antesco), chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ heo theo hướng công nghệ cao (Công ty Hoàng Vĩnh Gia), chuối cấy mô (165ha), liên kết nuôi cá tra… Đây là định hướng phát triển lâu dài nhằm khai thác thế mạnh nông nghiệp của An Giang. 

Hồng Muội

GĐ&PL

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

XEM THÊM TIN