An toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm và những “cơn đau kéo dài”

14:46 | 14/12/2018

DNTH: Chỉ còn khoảng gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Ngoài nỗi lo giá cả leo thang, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là điều người tiêu dùng nào cũng băn khoăn, lo lắng. Nhưng những câu chuyện không mới ấy cứ được nhắc đi, nhắc lại, như những “cơn đau” khắc khoải mà mãi chưa tìm được hồi kết.

An toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm và những “cơn đau kéo dài”
An toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm và những “cơn đau kéo dài”

Nóng từ đời thường đến… nghị trường

Đến hẹn lại lên, vào quý cuối của năm, thị trường thực phẩm lại sôi động để chuẩn bị cho mùa lễ tết. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng kéo theo nhiều nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mặc dù đã được quản lý gắt gao nhưng con số xử phạt 6 tỷ đồng các vi phạm liên quan đến lĩnh vực thực phẩm, thu hồi hàng trăm giấy phép của các cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm có những sai phạm nghiêm trọng trong 10 tháng của năm 2018, khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, tình trạng vi phạm liên quan đến lĩnh vực thực phẩm còn nghiêm trọng hơn nhiều. Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, thành phố đã tiến hành gần 154.000 cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; phát hiện hàng nghìn cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm; xử lý hành chính hơn 14 tỷ đồng; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Và chúng ta không khỏi lo lắng khi thực phẩm mất an toàn tràn lan là một trong những nguyên nhân dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm, lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thậm chí là đến tính mạng con người. Có lẽ chưa khi nào, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lại tốn nhiều giấy mực của báo chí như hiện nay khi số người chết vì ung thư ngày một tăng và vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn chưa có hồi kết. Cụ thể, theo số liệu mới nhất trên trang web Globalcancermap.com, tỷ lệ mắc ung thư hằng năm ở Việt Nam là 138,7/100.000 dân, đứng ở 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc; hay bình quân mỗi năm, Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư (theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) được Hội Ung thư công bố mới đây). Các chuyên gia đã xác định được nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh nguy hiểm này là do người bệnh từng sử dụng những thực phẩm bẩn từ trước đó.

Biết rõ nguyên nhân của vấn đề, nhưng nhiều người dân Việt Nam vẫn phải sử dụng những loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, bởi một phần là không thể phân biệt được đâu là thực phẩm sạch đâu là thực phẩm bẩn và nhiều trường hợp có nhận thức rõ về thực phẩm sạch nhưng không biết mua ở đâu.

Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được đặt lên bàn nghị sự, thậm chí cả Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước cũng phải đích thân kiểm tra, chỉ đạo và khẳng định sẽ kiên quyết xử lý.

An toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm và những “cơn đau kéo dài”
An toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm và những “cơn đau kéo dài”

Người tiêu dùng hãy tự “cứu” mình

Niềm khát khao, mong mỏi được sử dụng thực phẩm sạch, an toàn của người tiêu dùng đã rõ. Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, giải quyết vấn đề này không thể chỉ trong một sớm, một chiều. Bởi lẽ, vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người đã bất chấp luật pháp, lương tâm, kiếm tiền bằng mọi giá trên sức khỏe và mạng sống của đồng bào mình.

Các biện pháp tuyên truyền hay xử phạt nặng dường như vẫn chưa đủ sức răn đe. Thậm chí, có những người tinh vi đến mức dùng đủ chiêu trò gắn mác an toàn vào những loại thực phẩm chưa được kiểm định để đánh lừa người tiêu dùng.

Trong khi đó, người nông dân còn loay hoay trên mảnh đất của mình, trồng cây gì, nuôi con gì không biết hỏi ai, ngành, hệ thống rất nhiều nhưng rất ít tư vấn, đầu tư của Chính phủ cho các Viện nghiên cứu còn hạn chế,… Đại bộ phận nông dân đang thiếu hụt trầm trọng thông tin tiêu chuẩn thị trường trong nước và quốc tế nên họ dù hàng ngày vẫn lao động nhưng lại “cô đơn” trên chính mảnh ruộng của mình.

Bởi vậy, trong lúc chờ đợi người ta dành cho nhau sự tử tế và biết yêu thương nhau hơn, có lẽ người tiêu dùng cần phải biết tự cứu mình, tự trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm chọn lựa thực phẩm “sạch” đưa vào bữa ăn của gia đình. Để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân cũng như gia đình, việc tìm đến những địa chỉ cung ứng thực phẩm được chứng nhận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng là rất cần thiết. Bên cạnh đó, khách hàng, người tiêu dùng cũng cần quan tâm tự bảo vệ mình bằng cách tẩy chay hàng kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc; đồng thời tố giác những địa chỉ sản xuất, tàng trữ, kinh doanh hàng giả, hàng lậu; tăng giá không hợp lý, góp phần làm trong sạch và bình ổn thị trường dịp cuối năm.

Về phía nhà sản xuất, cần nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng thông minh đang trở nên phổ biến. Người tiêu dùng không những hướng tới những thực phẩm sạch, an toàn mà còn tự trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm về việc nhận biết những loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần phải đi lên bằng con đường “sạch”, sản xuất, kinh doanh vì lợi ích, sức khỏe người tiêu dùng. Doanh nghiệp phải thể hiện cho người tiêu dùng thấy được rằng, người tiêu dùng cũng chính là người quyết định chất lượng sản phẩm và nhà sản xuất phục vụ “thượng đế” của mình.

Về phía cơ quan quản lý, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, các đơn vị của Cục sẽ phối hợp với ban ngành liên quan trên cả nước đẩy mạnh thanh kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm kém chất lượng. Ngoài ra, công tác kiểm tra chất lượng, hậu kiểm đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, cung cấp suất ăn sẽ được thực hiện triệt để, xử lý nghiêm đối với cơ sở sai phạm.

Có thể nói, những rủi ro do sử dụng sản phẩm thực phẩm là khó tránh. Vì vậy, để đạt được mong muốn giảm đến mức thấp nhất nguy cơ rủi ro sử dụng sản phẩm không an toàn cần phải có sự cộng đồng của cả cơ quan quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng.

 Lê Liên.

Thương Trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm và truyền thông để cảnh tỉnh

DNTH: Sáng 23/8, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra chất lượng bánh Trung thu

DNTH: Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, ngày 21/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại...

Xây dựng chuỗi liên kết để có được sản phẩm sạch

DNTH: Đây là nội dung trả lời được nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khi được đại biểu Quốc hội chất vấn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm chiều nay (21/8).

Phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu tại Quảng Ninh

DNTH: Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu với tổng trị giá gần 70 triệu đồng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa dịp Tết Trung thu

DNTH: Để phòng ngừa, ngăn chặn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trong dịp Tết Trung thu, Tổng cục QLTT đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý theo địa bàn.

​​​​​​​Hà Nội: Thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

DNTH: Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thành lập 2 đoàn kiểm tra an toàn...

XEM THÊM TIN