Bà Rịa - Vũng Tàu: Có 65 cơ sở sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

15:20 | 19/04/2021

DNTH: Tính đến ngày 20/3/2021, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có 65 cơ sở sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, với diện tích 2.030 ha (ước trong năm 2021 cung cấp ra thị trường khoảng 49.707 tấn sản phẩm).

Các công nghệ áp dụng điển hình như: Nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp điều tiết dinh dưỡng tự động, công nghệ thủy canh, theo dõi điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm theo cảm biến, sử dụng điện năng lượng mặt trời,… trên các sản phẩm như rau các loại (rau ăn lá, dưa lưới,...), cây ăn quả (bưởi, chuối, bơ, nhãn, mít,...), cây công nghiệp (hồ tiêu, ca cao,…), hoa, cây dược liệu (nhàu, nấm linh chi), nấm ăn (bàu ngư xám, hoàng kim),…

Bà Rịa-Vũng Tàu: Có 65 cơ sở sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 65 cơ sở sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện có 119 trang trại chăn nuôi heo, gia cầm, (gồm: 93 trại heo, 24 trại gà, 02 trại vịt) đầu tư ứng dụng công nghệ cao, chiếm 27,5% tổng đàn chăn nuôi gia cầm và 59,3% tổng đàn chăn nuôi heo. Lĩnh vực thủy sản, có khoảng 15 cơ sở nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao, với diện tích 400 ha (tăng 50 ha so năm 2020).

Tính đến nay, các doanh nghiệp và nông dân đã và đang thực hiện liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi trên một số loại cây trồng như hồ tiêu, lúa, ca cao, rau các loại, cây ăn quả,... với tổng diện tích 1.494 ha (trong đó: hồ tiêu 820 ha, lúa 60 ha, cacao 200 ha, rau 100 ha, chuối 394 ha, đậu đen xanh lòng 03 ha). Trong chăn nuôi, có 40 cơ sở nuôi heo với tổng đàn khoảng 24.000 con nái và 69.000 con heo thịt, 50 cơ sở chăn nuôi gà với tổng đàn 1.840.000 con gà thịt và 120.000 con gà trứng. Trong thủy sản có khoảng 07 ha tại Xuyên Mộc.

Trong năm 2021, Sở NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch hành động của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định phê duyệt số 712/QĐ-UBND ngày 14/3/2018. Trong đó đang tiếp tục xúc tiến việc trình UBND tỉnh xem xét, thông qua Dự thảo Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

DNTH: Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững

DNTH: Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho...

Cần những doanh nghiệp “đầu tàu” dẫn dắt nông nghiệp thông minh

DNTH: Việt Nam mới chỉ có khoảng dưới 50 doanh nghiệp được công nhận là “doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”, dưới 300 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối tượng có năng lực áp dụng khoa học công nghệ vào nông...

Đây là cách nông dân Bình Phước sống khỏe, ngày càng có thu nhập cao, xuất hiện nhiều tỷ phú

DNTH: Những tỷ phú nông dân, triệu phú nông dân ở Bình Phước ban đầu mò mẫm như người đi lạc trong sa mạc để tìm đường ra. Vấp váp, thất bại…họ đều trải qua. Nhưng từ khi học được “bí kíp” trong chăn nuôi, trồng trọt,...

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

XEM THÊM TIN