Ba Vì hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc

23:12 | 28/01/2025

DNTH: Nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, huyện Ba Vì không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi Tản Viên mà còn là một điểm sáng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới gắn với bản sắc địa phương. Với sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa truyền thống, Ba Vì đang dần khẳng định vị thế là một vùng quê đáng sống, nơi cuộc sống hiện đại song hành cùng những giá trị văn hoá lâu đời.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đột phá kinh tế, nâng cao thu nhập

Trong những năm gần đây, Ba Vì đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp. Không còn là những phương thức canh tác lạc hậu, bà con nông dân nơi đây đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính, chăn nuôi theo quy trình VietGAP ngày càng phổ biến, không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 1
Mô hình phát triển nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân xã Vân Hoà

Điển hình như các vùng trồng rau an toàn ở xã Phong Vân; Tiên Phong; Vật Lại, kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái, trải nghiệm, hay làng nghề trồng cây Mai trắng, Đào bon sai, Mộc hương… ở xã Tản Lĩnh. Ngoài ra, Ba Vì còn nổi tiếng với những trang trại chăn nuôi bò sữa, đà điểu công nghệ cao ở xã Vân Hoà, Yên Bài đã trở thành những điểm đến tham quan, học tập kinh nghiệm cho nhiều địa phương khác. Việc ứng dụng công nghệ không chỉ giúp người dân Ba Vì có thu nhập ổn định hơn mà còn góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Xã Vân Hoà: Kết hợp du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa, đánh thức tiềm năng

Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 2
Du khách được trải nghiệm không gian sống trong lành tại Ba Vì 
Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 11
Khu du lịch Paragol Resort thu hút khách với quy mô rộng rãi, kết hợp du lịch trải nghiệm

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km, xã Vân Hoà sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng lớn, không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc Mường, Dao. Trong những năm gần đây, xã đã chú trọng phát triển loại hình du lịch cộng đồng, đưa du khách đến gần hơn với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những phong tục tập quán độc đáo của người dân địa phương.

Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 3
Mô hình chăn nuôi bò sữa của xã Vân Hoà được nhiều đơn vị đến tham quan, học tập

Các homestay được xây dựng và cải tạo theo kiến trúc nhà sàn truyền thống kết hợp tiện nghi hiện đại đã được phát triển mạnh, cùng đó là dịch vụ du lịch trải nghiệm như tham quan trang trại, học cách chăm sóc và vắt sữa bò; hoạt động team building( các trò chơi câu cá, cắm trại…). Ngoài ra du khách còn có thể đi bộ, leo núi, học hát dân ca, tìm hiểu về các nét văn hoá của người dân tộc thiểu số... Điều này không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho người dân mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu.

Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 4

Hộ ông Nguyễn Doãn Hùng, thôn Xuân Hoà tiêu biểu cho nông dân làm kinh tế giỏi

 

Xã Phong Vân: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu 2024

Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 5
Chùa Phúc Hưng, làng Tân Phong vừa được tôn tạo, tu bổ từ nguồn xã hội hoá.

Xã Phong Vân nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, tiếp giáp với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi có dòng sông Hồng, sông Đà chảy qua.

Cách đây không lâu, Phong Vân vẫn là một xã thuần nông với cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Nhưng với sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, xã đã từng bước "thay da đổi thịt". Những con đường đất lầy lội ngày nào đã được thay thế bằng những tuyến đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp, nối liền các thôn xóm. Hệ thống trường học, trạm y tế được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe của người dân.

Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 12
Các tuyến đường nở hoa luôn được cán bộ và người dân xã Phong Vân chăm sóc.

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của người dân Phong Vân cũng được nâng cao. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên, tạo sân chơi lành mạnh, gắn kết cộng đồng. Xã cũng chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.

Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 8
Nhà văn hoá thôn phục vụ Wifi miễn phí, thư viện và hỗ trợ dịch vụ công cho người dân

Ngoài ra, người dân còn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch vùng nông thôn chuyên canh từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, phát triển sản xuất giống cây trồng, xây dựng vùng nguyên liệu nông sản an toàn gắn với nông nghiệp thông minh.


                                    Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 10
Cán bộ và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm định kỳ và những ngày lễ lớn.

Việc đạt chuẩn NTM kiểu mẫu không chỉ là thành tích mà còn là niềm tự hào của người dân Phong Vân. Với sự nỗ lực không ngừng, Phong Vân đã trở thành một điểm sáng của huyện Ba Vì, một mô hình để các địa phương khác học tập.

Bà Bùi Thị Tính- Phó Chủ tịch xã Phong Vân cho biết, thời gian tới, xã tiếp tục hỗ trợ để nông dân tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với những sản phẩm thế mạnh; đồng thời, khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững theo hướng hữu cơ, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hòa nhịp phát triển, giữ vẹn bản sắc nông thôn 13

Tuyên truyền người dân hiến đất mở đường, trát tường và vẽ tranh bích họa đã trở thành phong trào

Người dân Phong Vân hôm nay đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn, được sống trong một môi trường văn minh, hiện đại. Hướng đến tương lai tươi sáng Phong Vân không dừng lại ở những thành công đã đạt được. Xã tiếp tục đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bình An - xã đầu tiên tại Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

DNTH: Xã Bình An (huyện Kiên Lương) vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024, là xã đầu tiên của tỉnh Kiên Giang vinh dự đạt chuẩn cao nhất này.

Hàng trăm chậu cúc chết cháy sau một đêm, nghi bị kẻ xấu đầu độc

DNTH: Tại Bình Định, hơn 300 chậu cúc Tết đang trỗ búp rực rỡ đã được thương lái đặt cọc bỗng dưng chết cháy sau một đêm, chủ nhà vườn ‘chết đứng’, nghi có kẻ xấu ‘đầu độc’…

Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang

DNTH: Từ một trang trại nhỏ ứng dụng thành công mô hình nuôi vịt siêu trứng, anh Võ Hữu Tín đã mở rộng thành 7 trang trại quy mô lớn với tổng đàn hơn 70.000 con.

Nông nghiệp giúp tỉnh Đắk Nông đạt thu nhập bình quân gần 82 triệu đồng/người/năm

DNTH: Nhờ sự tăng giá của các mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, tỉnh Đắk Nông ghi nhận GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt gần 82 triệu đồng, vượt kế hoạch hơn 12,8 triệu đồng, lĩnh vực nông nghiệp...

Người trồng mía ở Trà Vinh phấn khởi, doanh nghiệp lo không đủ nguyên liệu

DNTH: Tại Trà Vinh, vụ mía năm nay đạt cả năng suất lẫn giá. Đây là vụ mía thứ 3 liên tiếp nông dân sản xuất có lãi. Đặc biệt, mía được thu hoạch ngay trước tết Nguyên đán nên bà con rất phấn khởi.

Về miền Tây ghé thăm vườn hoa cảnh rực rỡ vào vụ Tết

DNTH: Những vườn hoa cảnh khoe sắc rực rỡ như gọi về không khí Tết rộn ràng, náo nhiệt ở miền Tây.

XEM THÊM TIN