Bắc Giang sẵn sàng cho mùa vải 2024 chinh phục các thị trường lớn
19:20 | 28/12/2023
DNTH: Năm 2024, tỉnh Bắc Giang có kế hoạch sản xuất 29.700 ha vải thiều, sản lượng đạt hơn 165.000 tấn.

Theo CTTĐT huyện Lục Nam (Bắc Giang), trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ vải thiều mới được ban hành, UBND tỉnh Bắc Giang có kế hoạch sản xuất 29.700 ha vải thiều, sản lượng vải thiều 165.000 tấn; trong đó diện tích vải sớm 7.500 ha, sản lượng 55.000 tấn; vải chính vụ 22.200 ha, sản lượng 110.000 tấn.
Diện tích sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.800 ha, sản lượng khoảng 115.300 tấn. Vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tiếp tục duy trì diện tích 30 ha được cấp chứng nhận. Đồng thời thực hiện cấp chứng nhận mới 15 ha, nâng tổng số lên 45 ha, sản lượng 480 tấn.
Thực hiện sản xuất và cấp chứng nhận cho mô hình sản xuất vải hữu cơ quy mô 10 ha tại huyện Lục Ngạn. Đồng thời quản lý, khai thác tốt dữ liệu 72 mã số vùng trồng, diện tích 1.553,8 ha đã thực hiện số hóa.

Về sản xuất vải thiều phục vụ xuất khẩu, đối với thị trường Trung Quốc, tỉnh tập trung chỉ đạo sản xuất đối với 130 mã số vùng trồng đã được Trung Quốc chấp thuận với diện tích 16.217,4 ha, sản lượng khoảng 102.700 tấn tại các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Sơn Động.
Đối với thị trường có yêu cầu cao như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, EU..., tập trung duy trì 18 mã số vùng trồng, diện tích 215,9 ha, sản lượng 2.000 tấn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ; 18 mã số vùng trồng, diện tích 253,7ha, sản lượng 2.300 tấn xuất khẩu sang thị trường Úc; 19 mã số vùng trồng, diện tích 221,5 ha, sản lượng 1.500 tấn xuất khẩu sang thị trường Thái Lan; 38 mã số vùng trồng, diện tích 312,92 ha, sản lượng 3.000 tấn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời tiếp tục mở rộng vùng trồng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, New Zealand, Canada, Singapore...
Về cơ sở đóng gói đảm bảo tiêu chuẩn sẽ tập trung quản lý chặt chẽ 39 cơ sở đóng gói (huyện Lục Ngạn 34 cơ sở, Lục Nam 1 cơ sở , Tân Yên 2 cơ sở, Yên Thế 1 cơ sở, Tp.Bắc Giang 1 cơ sở) đảm bảo điều kiện phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; duy trì hoạt động 01 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói tại Bắc Giang, liên kết với 03 cơ sở xông hơi khử trùng ngoài tỉnh đảm bảo phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Tỉnh Bắc Giang cũng sẽ thành lập các Tổ chỉ đạo sản xuất gắn với tiêu thụ vải thiều từ cấp tỉnh đến cấp xã; phối hợp giữa các tổ để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất vải đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chất lượng cho thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng tài liệu hướng dẫn quy trình sản xuất, danh mục thuốc bảo vệ thực vật khuyến cáo sử dụng cho vải thiều. Đồng thời, tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá, giám sát tất cả các mã số vùng trồng hiện có; lập danh sách và đánh giá đối với cấp mã số vùng trồng mới và số hoá vùng trồng đảm bảo theo yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu.
Hướng đến xây dựng Bắc Giang là thủ phủ vải thiều của cả nước với chất lượng và thương hiệu ngày càng được khẳng định trong nước và thị trường xuất khẩu.
Năm 2023, Bắc Giang có vụ vải thiều khá thành công. Tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh đạt hơn 201.000 tấn (tăng hơn 2.100 tấn so với năm 2022). Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 6.876 tỷ đồng (là năm cao nhất từ trước đến nay và tăng hơn 91 tỷ đồng so với năm 2022).
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- sản xuất vải thiều /
- vải /
- Xuất khẩu vải thiều /
- Bắc Giang /
- sản xuất /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...