Bắc Giang tiêu thụ hơn 5 nghìn tấn cam, bưởi nhờ tăng cường xúc tiến thương mại
11:52 | 09/11/2023
DNTH: Năm 2023, diện tích cây có múi trên địa bàn huyện là hơn 4,2 nghìn ha (giảm 2,5 nghìn ha so với năm 2022), sản lượng ước đạt 40 nghìn tấn (cam 19 nghìn tấn, bưởi 17 nghìn tấn, cây có múi khác 4 nghìn tấn).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã tiêu thụ hơn 5 nghìn tấn cam, bưởi, tập trung nhiều ở các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên và Yên Thế.
Năm nay, diện tích bưởi toàn tỉnh đạt 5,47 nghìn ha, sản lượng ước đạt 40,5 nghìn tấn, đã thu hoạch hơn 2,5 nghìn tấn. Phần đã cho thu hoạch chủ yếu là bưởi da xanh với giá bán từ 25 - 40 nghìn đồng/kg (cao hơn từ 5 - 10 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước), tiếp đó là bưởi đào đường, giá từ 10 - 15 nghìn đồng/quả.
Đối với cam, diện tích đạt hơn 3,4 nghìn ha, sản lượng ước 35 nghìn tấn (giảm khoảng 7 nghìn tấn so với vụ trước). Hiện nay các chủ vườn đã thu hoạch hơn 2,5 nghìn tấn và chủ yếu là cam lòng vàng, giá bán từ 15 - 20 nghìn đồng/kg.
Năm nay, riêng tại huyện Lục Ngạn có hơn 4 nghìn ha cam, bưởi, sản lượng đạt gần 40 nghìn tấn. Theo các nhà vườn, thời điểm này là đầu vụ, sản lượng được thu hoạch chưa nhiều nên tiêu thụ khá thuận lợi. Nhiều thương nhân đưa xe vào tận vườn thu mua sản phẩm với giá cao. Có thời điểm, giá bưởi da xanh lên đến 50 nghìn đồng/kg, cam cara ruột đỏ 60 nghìn đồng/kg.
Để có được kết quả này, theo UBND huyện Lục Ngạn, thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn đã quan tâm áp dụng phương pháp chăm sóc cam, bưởi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng chất lượng sản phẩm. Diện tích sản xuất cây ăn quả áp dụng quy trình VietGAP của huyện ngày càng tăng (hiện đạt hơn 2,3 nghìn ha), ngoài ra có hơn 10 ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Đến nay, huyện đã có 3 mã bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ với diện tích 30 ha; vùng trồng bưởi xuất khẩu sang Nga đạt hơn 164 ha…
Nắm bắt nhu cầu thị trường, bằng việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây có múi, nhiều nông dân có thu nhập cao từ cây trồng này. Ghi nhận tại xã Thanh Hải - vựa cây có múi của huyện cho thấy, với gần 800 ha trồng cam, bưởi, mỗi năm nông dân trong xã thu khoảng 120 tỷ đồng, trong đó có hơn chục hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng/năm.
Điển hình, với 250 cây bưởi các loại (bưởi Diễn, da xanh, Phúc Trạch), mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Dũng - thôn Tân Trường thu hoạch 3,5 vạn quả. Với giá bán từ 15-20 nghìn đồng/quả, vợ chồng ông thu về 500 triệu đồng. Hay như gia đình ông Vi Văn Báo - thôn Sẻ Mới cũng thu hơn 500 triệu đồng từ cây cam Vinh mỗi năm.

Theo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), năm 2023, diện tích cây có múi trên địa bàn huyện là hơn 4,2 nghìn ha (giảm 2,5 nghìn ha so với năm 2022), sản lượng ước đạt 40 nghìn tấn (cam 19 nghìn tấn, bưởi 17 nghìn tấn, cây có múi khác 4 nghìn tấn).
Diện tích cam, bưởi sản xuất theo quy trình VietGAP đạt hơn 2,3 nghìn ha. Thời gian thu hoạch bắt đầu từ khoảng cuối tháng 9/2023 đến cuối tháng 2/2024.
Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia thu hoạch, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, năm nay huyện Lục Ngạn dành kinh phí 1 tỷ đồng thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng.
Theo đó, huyện sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam, bưởi, các sản phẩm đặc trưng và Chương trình du lịch “Lục Ngạn - Điểm hẹn mùa quả chín” ngay trong tháng 11. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cam, bưởi trên các phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ các nhà vườn được lựa chọn đón đoàn khách tham quan và hỗ trợ các hợp tác xã du lịch tham gia trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch…
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- giá bưởi /
- tiêu thụ bưởi /
- tiêu thụ cam /
- gia cầm /
- cam /
- Bưởi /
- xúc tiến thương mại /
- Bắc Giang /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...