Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu cho quả mơ vàng
16:48 | 24/01/2021
DNTH: Những năm gần đây, với sự nỗ lực giữa nhà khoa học và doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ của tỉnh, cây mơ vàng đang đem lại thu nhập khá cho người nông dân Bắc Kạn.
Mơ vàng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư ít, lại phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn như: Bạch Thông, Chợ Mới, Chợ Đồn… Tuy nhiên, phần lớn diện tích cây mơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được trồng cách đây 20 - 25 năm, do không được chăm sóc thường xuyên nên bị già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp, khiến bà con không còn “mặn mà” trồng mơ như trước.

Vì vậy, để cải tạo vườn mơ già cỗi, từ năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông lâm nghiệp Thành Tây triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ trong tuyển chọn cây ưu tú và phát triển cây mơ vàng tại tỉnh Bắc Kạn”.
Kết quả đến nay, cây mơ vàng hiện đã có chỗ đứng trên thị trường. Trong tỉnh đã có nhà máy MISAKY của Nhật Bản; ngoài tỉnh có Công ty Cổ phần thực phẩm Đồng Giao Ninh Bình cũng rất quan tâm đến sản phẩm quả mơ Bắc Kạn. Chính vì vậy, cây mơ đang được một số địa phương quan tâm và có kế hoạch phát triển trở lại.
Toàn tỉnh hiện có 638 ha trồng cây mơ vàng, trong đó diện tích đã cho thu hoạch khoảng 248 ha, năng suất trung bình khoảng 57 tạ/ha, sản lượng 1.413 tấn. Trên địa bàn tỉnh, cây mơ được trồng hầu hết tại các huyện, thành phố nhưng tập trung chủ yếu tại các huyện Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn và thành phố Bắc Kạn.

Để xây dựng thương hiệu cho quả mơ vàng Bắc Kạn, hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang tích cực phát triển ngành hàng cây ăn quả đặc sản, trong đó có cây mơ vàng là một trong những cây trồng được tỉnh lựa chọn để phát triển thành ngành hàng chủ lực của địa phương theo hướng bền vững và có giá trị gia tăng.
Hiện nay, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tiến hành rà soát, đánh tiềm năng và nhu cầu của các hộ gia đình có đất đai phù hợp để phát triển cây mơ, phân vùng trồng mơ để có điều kiện thâm canh tăng năng suất, quy mô đủ lớn để đảm bảo cho công tác chế biến, tiêu thụ sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Cùng với đó, công tác nghiên cứu, tuyển chọn giống, phương thức trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến để tạo ra được vùng phát triển cây mơ của địa phương, tiến tới sản xuất mơ theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và đảm bảo được truy xuất nguồn gốc cũng được ngành chuyên môn tích cực thực hiện.
Bắc Kạn đang duy trì diện tích trồng mơ hiện có, đồng thời mở rộng diện tích những vùng có điều kiện phù hợp. Trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu xây dựng vùng trồng cây mơ ổn định tại các xã Cao Kỳ, Thanh Mai, Thanh Vận của huyện Chợ Mới; các xã Đôn Phong, Dương Phong, Mỹ Thanh của huyện Bạch Thông; tại huyện Chợ Đồn và thành phố Bắc Kạn…, với tổng diện tích đạt 1.000 ha, năng suất đạt 80 tạ/ha, sản lượng đạt 8.000 tấn; 100% quả mơ sẽ được thu mua và sơ chế tại địa phương.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang nỗ lực kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp vào liên kết với nông dân và các tổ chức của nông dân để nâng cao năng suất cây trồng, cải tiến cách thu hái, nâng cao chất lượng chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mơ Bắc Kạn.
Mai Quỳnh

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ
DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum
DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca
DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc
DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...
Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố
DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu
DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...